Tổng kết diễn đàn “Khán giả trẻ có đang quá dễ dãi?”

(Sóng trẻ) - Diễn đàn “Khán giả trẻ có đang quá dễ dãi?” được mở ra trên Sóng trẻ ngày 11/8 nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả. Các ý kiến đã bày tỏ cảm nhận, quan điểm riêng về các ca khúc nhạc trẻ có ca từ bị đánh giá là ngô nghê, nhảm nhí. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng giới trẻ nghe các ca khúc này chỉ là để giải trí, nghe cho vui. Điều này không đồng nghĩa với việc giới trẻ bị những ca khúc này làm thay đổi định hướng âm nhạc.

Theo thống kê, trong số 25 phản hồi của độc giả tại diễn đàn, có khoảng 40% đồng tình với quan điểm những ca khúc nhảm nhí chỉ là món giải trí vô thưởng vô phạt; 40% bày tỏ những quan điểm riêng như: cảm nhận cá nhân về các ca khúc này, trao đổi về các giải pháp nâng cao chất lượng nhạc trẻ, …và 10% ý kiến tỏ ra bức xúc, lo lắng vì gu nghe nhạc quá dễ dãi của giới trẻ hiện nay. 

7e4ce8a34_1.jpg
“Chỉ có em” của Hoàng Tôn và nhóm bạn trẻ đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều vì câu hát khá “ngô nghê”

Nghe cho vui

Độc giả Sóng trẻ tham gia chia sẻ quan điểm của mình trong diễn đàn hầu hết đều đã từng nghe các bài hát có ca từ ngô nghê, nhảm nhí. 

Độc giả có nickname [email protected] bày tỏ: “Cá nhân mình thấy không có cảm tình với những ca khúc nhạc bắt tai nhưng lời vô nghĩa, nhảm nhí. Nhạc trẻ ngày nay tràn lan với rất nhiều thể loại nhưng không có mấy ca khúc đọng lại lâu trong lòng người nghe, nghe lúc đầu thấy vui vui ngộ ngộ nhưng chỉ nghe theo phong trào thế thôi chứ mình chẳng bao giờ nghe lại những ca khúc đó bao giờ.”

Nghe cho vui, nghe để giải trí cũng là cách nhìn nhận của bạn đọc có nickname [email protected]: “Mình thấy chuyện này chẳng có gì đáng lên án cả. Nài những ca khúc trữ tình ý nghĩa thì cũng cần có những ca khúc nghe vui tai để cảm thấy cuộc sống luôn vui vẻ.” và bạn trẻ  [email protected]: “Mình nghĩ nghe vui thì được, chứ để thưởng thức thì không.”

Bên cạnh ý kiến cho rằng nhạc nhảm nhí chỉ để mua vui, đã có không ít ý kiến thể hiện sự bức xúc trước tình trạng tràn lan những ca khúc nhạc thị trường vô bổ này. Độc giả có nickname [email protected] thẳng thắn:  “Không biết tình trạng âm nhạc hổ lốn này còn kéo dài đến bao lâu nữa! Cần lắm những nhạc sĩ đích thực và những ca sĩ có tâm. Nếu nhạc trẻ có những bài hát thực sự hay thì những ca khúc nhảm nhí, nhạt nhẽo sẽ mất đất sống ngay thôi”. 

Bạn đọc có nickname [email protected] thì “nói không” với những ca khúc này: “Cá nhân mình không nghe loại nhạc này.”

Tìm hướng đi cho nhạc trẻ

Nhiều ý kiến nhìn nhận hiện tượng các ca khúc nhảm nhí, thậm chí dung tục, phản cảm có thể tồn tại song song với các ca khúc mang tính nghệ thật và nhân văn. Để đưa nhạc trẻ về với đúng giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tinh thần của nó, cần sự chung tay của các nhạc sĩ, ca sĩ, nhà quản lý văn hóa, đặc biệt là chính các bạn trẻ nghe nhạc.

Độc giả có nickname [email protected] chia sẻ: ““Nhạc sĩ người Nga Prokophiev từng nói: "Người nhạc sĩ không được chiều theo khán giả, hạ thấp thẩm mỹ như phong cách quần chúng dân dã, khẩu vị thấp kém...". Sứ mệnh của người làm nghệ thuật chuyên nghiệp là phải hướng dẫn, nâng cao thẩm mỹ và trình độ của công chúng. Thiết nghĩ, đó cũng là phương châm cho các nhạc sĩ Việt Nam sáng tạo tác phẩm có giá trị, tạo dựng môi trường âm nhạc lành mạnh.”

Bạn đọc có nickname [email protected] cho rằng khán giả trẻ cũng có phần trách nhiệm không nhỏ: “Có cung thì ắt có cầu. Nếu khán giả trẻ quay lưng, không hưởng ứng những bài hát nhảm nhí thế này thì nền âm nhạc đã không bị bão hòa như hiện nay. Nghệ sỹ muốn tồn tại và hoạt động nghệ thuật lâu dài phải phụ thuộc vào công chúng. Có trách thì trách các bạn trẻ đã quá dễ dãi và đi theo trào lưu khi tiếp nhận những sản phẩm âm nhạc này mà thôi.”

Độc giả có nichname [email protected] lại có cách nhìn khá tích cực: “Âm nhạc hay một hình thức nghệ thuật nào khác đều có những hướng đi bên lề, bên cạnh cái chính thống. Sự xuất hiện của những tác phẩm âm nhạc bị coi là tầm thường này là chuyện dĩ nhiên. Nó có thể "gây sốt" trong giới trẻ nhưng chắc chắn chỉ "sốt" một thời gian ngắn rồi "tắt". Những bài hát thực sự ý nghĩa vẫn được nghe lại, dù chưa bao giờ được gắn cái mác "gây sốt".

Qua diễn đàn “Khán giả trẻ có đang quá dễ dãi?”, nhiều độc giả đã bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về những ca khúc ngô nghê, nhảm nhí và cách tiếp nhận của khán giả trẻ hiện nay. Thiết nghĩ, để những ca khúc nhảm nhí không còn đất sống và để khích lệ những nhạc phẩm thực sự có giá trị, thì việc khán giả nghe nhạc một cách ý thức và văn hóa hơn cũng đóng một vai trò không nhỏ.

Diễn đàn "Khán giả trẻ có đang quá dễ dãi?" xin được khép lại tại đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý độc giả.

Trần Thùy
Nhóm 1 – Lớp BMĐT K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN