Dạy thêm học thêm: Thực trạng bao giờ mới kết thúc

(Sóng Trẻ) - Dạy thêm, học thêm tràn lan không còn là một vấn đề mới đối với nền giáo dục Việt Nam nữa nhưng nó lại chưa bao giờ nguội và vẫn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đây là một thực trạng đáng báo động và chưa có hồi kết.


Dạy thêm học thêm: cấp học nào cũng có

Khi thử làm một phép tìm kiếm trên ogle với từ khóa “dạy thêm học thêm tràn lan” là có đến hơn 4.000 lượt kết quả. Điều này cho thấy, tình trạng “dạy thêm học thêm tràn lan” đã và đang trở thành vấn nạn trong ngành Giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như làm tốn bao giấy mực của báo giới. Và nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, nó sẽ phá nát nền Giáo dục Việt Nam.


Nói đến vấn đề này, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã trả lời phóng viên VTV trong chương trình“Dân hỏi Bộ trưởng trả lời: “Đây là một hiện thực khách quan tồn tại, một phần nó xuất phát từ nhu cầu chính đáng của bản thân các cháu học sinh và phụ huynh muốn con em mình từ học yếu, học kém trở nên học trung bình, khá. Các cháu học trung bình, học khá thì trở thành học giỏi. Tuy nhiên, bên cạnh phần chính đáng đó có một bộ phận dạy thêm học thêm tràn lan và nó gây phản cảm. Cái này trước hết do thầy cô giáo, một bộ phận có động cơ vụ lợi, rồi bằng các hình thức này, hình thức khác để ép buộc các cháu và các bậc phụ huynh phải đưa các cháu đến học thêm. Rồi dành một phần nội dung học chính khóa không giảng, đến lúc dạy thêm mới giảng. Để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan thì về phía bộ Giáo Dục Đào tạo chúng tôi đã triển khai một loạt những biện pháp cụ thể, đã đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là thi”.


Tuy nhiên, chúng ta đều biết, từ trước đến nay, chuyện đi học thêm của các em học sinh cấp III là điều dễ hiểu và dường như, đó là một điều tất yếu. Bởi các em cùng gia đình, nhà trường luôn lo lắng cho kì thi đại học của mình. Nhưng lạ thay, việc học thêm một cách tràn lan hiện nay lại đang nở rộ ở ngay cả bậc tiểu học. 


Hằng ngày, những em bé thơ ngây phải đến trường với chiếc ba lô to, nặng phía sau lưng. Ngày 2 buổi, một tuần 5 ngày, các em phải học trên trường và về nhà với bao nhiêu là bài tập. Nhưng chừng đó dường như chưa đủ! Ngày cuối tuần, thời gian mà lẽ ra các em phải được vui chơi, giải trí, lại là lúc mà các em nhỏ phải học thêm, học tăng cường. 

01c085f41_anh1.jpg

Hình ảnh minh họa

Chương trình bậc tiểu học hiện nay được đánh giá là khá nặng so với 10 năm trở về trước. Rất nhiều phụ huynh thừa nhận rằng mình khó có thể giải được một số bài toán lớp 1. Và đó cũng chính là nguyên nhân để họ cho con em mình đi học thêm.


Có cầu thì ắt có cung

Nhu cầu cho con cái đi học thêm lớn là vậy nên dịch vụ dạy thêm cũng từ đó mà nở rộ theo. Giờ tan học, ở nhiều cổng trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội, chúng ta thường nhận được những tờ rơi quảng cáo về dịch vụ gia sư sư phạm từ học sinh ôn thi đại học đến trẻ mẫu giáo học chữ luyện thi vào lớp 1. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng đó lại là thực trạng đang diễn ra rất phổ biến.


01c085f41_anh2.jpg

Dịch vụ gia sư sư phạm quảng cáo khắp nơi


Cũng đi dạy thêm một bé lớp 2, bạn Hoàng Minh Hằng, sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội có chia sẻ: “Trong quá trình dạy thì mình có nhận thấy là em học sinh đấy có rất nhiều bài tập về nhà. Thứ hai là trong những bài tập của em và nội dung mình dạy cho em có rất nhiều kiến thức nặng hơn, nhiều hơn so với trước kia mình học. Chương trình nặng như thế cũng khiến cho các em rất mệt mỏi. Khi mình kèm các em như thế thì đầu tiên cũng phải cho các em làm hết bài tập trên lớp, dạy những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, sau đó mới dám dạy những bài nâng cao”.


Bài tập trên lớp nhiều và khó như thế nên phụ huynh thường chọn giải pháp an toàn, thuận lợi nhất là mời cô giáo trực tiếp dạy con mình về kèm thêm. Bởi như thế, con mình vừa được quan tâm, giảng giải kĩ hơn mà cô giáo lại vừa có thêm nguồn thu nhập. Thông tư số 17, ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra đời, nhằm hạn chế vấn đề dạy thêm tràn lan hiện nay. Nhưng sau nhiều tháng vận dụng, thông tư đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hợp lý với thực tế, ý kiến từ các phía phụ huynh, nhà trường, Bộ... còn trái chiều nhau. 


Chừng nào người lớn vẫn còn loay hoay tìm hướng giải quyết triệt để nhất thì chừng đó, các em học sinh vẫn phải chịu cảnh học nhồi, học nhét! 

Nguyễn Thị Nguyệt Nga

Phát thanh K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN