Bức tranh lành từ những mảnh vải vụ

(Sóng trẻ) - Những mảnh vải vụn thường chẳng có tác dụng gì và được coi là những vật bỏ đi. Thế nhưng với 16 con người ở Hợp tác xã Vụn Art, những mảnh vải vụn lại là tình yêu, là nguồn sống và hy vọng của họ. Ở Vụn Art, câu chuyện tái chế vải vụn chính là một trong những lời giải cho bài toán môi trường của ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam.

Từ ý tưởng tận dụng mảnh vải vụn

Ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh. Bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội mà ngành dệt may mang lại thì trong quy trình sản xuất, các xưởng may còn thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp, với thành phần chủ yếu là vải vụn. Lượng rác khổng lồ này thường được công ty môi trường thu m nhưng lại bị đổ ra nài môi trường và chôn lấp tại các bãi rác lớn. Bởi vậy mà vải vụn trong dệt may có mối nguy hại không nhỏ với môi trường.

Nằm trong Trung tâm bảo tồn lụa Vạn Phúc, Vụn Art khác biệt so với các gian hàng khác bởi nơi đây vừa là nơi làm việc của người khuyết tật, vừa bày bán các sản phẩm do chính họ tạo ra. Những bức tranh của Vụn Art được khai thác từ chủ đề tranh dân gian Việt Nam như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, hay những bức tranh mang đậm nét đặc trưng của Hà Nội, chứa đựng tâm hồn, văn hóa, con người Việt. 

cf06cdf6c_anh_4.jpg

ac64e64a9_i_6948.jpg

Những bức tranh chứa đựng sự khéo léo và tỉ mỉ của những người khuyết tật.

Anh Lê Việt Cường là người khởi xướng và thành lập nên Vụn. Bản thân anh cũng mắc căn bệnh bại liệt từ nhỏ. Nhận được gợi ý từ Phó Bí thư thường trực Quận ủy Hà Đông về việc tận dụng vải thừa bỏ đi tạo thành những sản phẩm hữu ích, ý tưởng Vụn Art của anh Cường ra đời.

Nguyên liệu chính chiếm tới 90% để làm nên 1 bức tranh tại Vụn Art là vải vụn. Những mảnh vải tưởng chừng chỉ có thể vứt đi bỗng trở nên rực rỡ như được hồi sinh lần nữa dưới đôi bàn tay tỉ mỉ của những người thợ ở Hợp tác xã Vụn.

Anh Cường cho biết, sau khi vải được tận dụng hết sẽ bị thải ra môi trường. Mới đầu thành lập Vụn, anh đã phải đi khắp các xưởng may, công ty may lân cận đã đi xin lại toàn bộ số vải đó, phân loại thành vải cotton để mọi người học nghề và trải nghiệm, vải lụa thì dùng ghép thành tranh để bán.

cf06cdf6c_anh_1.jpg

Anh Lê Việt Cường – Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art.

Anh cẩn thận lọc những mảnh vải to làm bìa, những mảnh vải vụn thì được bó lại để cắt ghép các chi tiết ghép thành tranh.

Dần dần, mô hình làm tranh từ vải vụn của anh Cường được nhiều người biết tới. Anh đã không còn phải đi đến từng cơ sở sản xuất dệt may để xin vải vụn. Nhận thấy những tích cực từ mô hình Vụn Art – khi vừa là nơi làm việc của người khuyết tật, vừa có những hành động tích cực trong việc bảo vệ môi trường, thay vì cho thu m và xử lý như trước kia, các xưởng may đã chủ động và trực tiếp vận chuyển vải vụn về Vụn Art.

Anh Cường chia sẻ: “Nếu mô hình này được nhân rộng và phát triển thì lượng rác thải từ vải ra môi trường sẽ gảm đi đáng kể. Đấy cũng là mong muốn lớn nhất của chúng tôi khi thành lập nên Vụn Art”.

cf06cdf6c_untitled.png

cf06cdf6c_xssa.png

Vải vụn tại Vụn Art được sắp xếp, phân chia để phục vụ việc làm tranh

Tới giấc mơ của những người khuyết tật

Đến Vụn Art, lúc nào cũng thấy những con người ở đây miệt mài làm việc. Mỗi người đều mang trong mình một khiếm khuyết riêng, người bị khiếm thính, người bị câm, người khuyết tật vận động, có cả người tự kỉ,... Thế nhưng ở họ có sự nghiêm túc trong công việc. Điều này thể hiện ở cách họ say sưa làm việc, ở ánh mắt rực sáng của những con người đầy khiếm khuyết.

724297466_i_7004.jpg

Mỗi người ở đây đều có một khiếm khuyết riêng, nhưng ở họ có điểm chung là sự say mê, tỉ mỉ với những mảnh vải vụn.

Để làm nên một bức tranh cần phải trải qua nhiều bước, anh Cường đã chia công việc thành những công đoạn nhỏ như: chọn lọc vải, cắt vải, là phẳng, ép vải, dán keo,... rồi phân chia công việc phù hợp với khả năng của từng người. Do vậy, mỗi bức tranh đều là công sức và tâm huyết của mọi người m lại trong đó. Làm tranh từ vải vụn vốn đã là công việc không dễ với một người bình thường, bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Vậy mới thấy, những người khuyết tật ở đây đã nỗ lực ra sao khi làm ra những sản phẩm đầy nghệ thuật như vậy.

Chị Nguyễn Thị Hồng, 31 tuổi, (quê ở Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội), hiện đang là 1 trong 16 người lao động ở đây. Tay phải của chị không được bình thường và luôn run rẩy. Điều này khiến chị làm việc chậm và khó khăn rất nhiều. Chị ái ngại: “Tay mình run thế này, cầm kéo cứ phải ghì chặt mới cắt vải được nên rất đau, làm cũng chậm, nhưng anh Cường vẫn rất thương và tạo điều kiện cho mình”.

Dù mới làm tại Vụn Art khoảng 6 tháng nhưng chị vẫn nhận được mức hỗ trợ hàng tháng từ anh Cường, tuy nhiên chị luôn tự nhận năng suất làm việc của mình còn kém và không bằng với mức hỗ trợ ấy. Bởi vậy, chị luôn biết ơn anh Cường. “Anh không chỉ là người tạo ra môi trường làm việc giúp những người khuyết tật như mình có công việc và thu nhập, mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ, bao bọc mọi người ở đây”, chị Hồng cho biết.

724297466_anh_3.jpg

Vụn Art là nơi gắn kết những người khuyết tật.

Vụn Art được thành lập với mong muốn đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, để họ cải thiện cuộc sống bản thân và hòa nhập cộng đồng, và hơn hết là góp một phần nhỏ bé vào công cuộc giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường. “Tên Vụn Art không có nghĩa là nhỏ bé, tôi nghĩ rằng mỗi người khuyết tật chúng tôi là những mảnh ghép nhỏ bé, và khi ghép lại với nhau, cùng với sự hỗ trợ, gắn kết của cộng đồng thì sẽ thành một mảng lớn”, anh Cường chia sẻ.

Dù là những sản phẩm mới nhưng mô hình Vụn Art đang dần chiếm được cảm tình của nhiều người và ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong nước. Không chỉ hỗ trợ những mảnh đời kém may mắn, Vụn Art còn là một không gian sáng tạo, thu hút khách du lịch trong và nài nước đến tham quan và trải nghiệm. Anh Cường luôn mong muốn cùng chung sức, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong việc chung tay thực hành lối sống xanh gần gũi với thiên nhiên, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường; cũng như ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong việc kinh doanh.

724297466_anh_5.jpg

Nhiều du khách nước nài cũng rất quan tâm đến Vụn Art.

Và còn một điều quan trọng hơn hết, Vụn Art chính là minh chứng rõ nhất cho việc giữ gìn, phát huy và sáng tạo những giá trị tinh hoa của làng lụa Vạn Phúc. Vụn Art đang thực hiện sứ mệnh của mình, vừa giúp người khuyết tật có cuộc sống ổn định, vừa góp phần bảo vệ môi trường và mang những nét đẹp của lụa Vạn Phúc vươn ra với thế giới.

Thu Phượng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN