Khi việc học cướp đi tuổi thơ con trẻ

(Sóng trẻ) - Việc dạy thêm, học thêm một cách quá tải đối với các em học sinh hiện nay đang là vấn đề nóng được xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi những mặt trái và hệ lụy từ việc học dày đặc, nhồi nhét đã dóng lên những hồi chuông cảnh tỉnh về phương pháp giáo dục ở Việt Nam hiện nay…

Sáng học ở trường, tối lại đi học thêm, đây là tình trạng chung của nhiều em nhỏ đang ở tuổi cắp sách tới trường, nhất là ở các thành phố lớn. Lịch học căng thẳng, lúc nào cũng vùi đầu vào bài tập khiến các em hoạt động như cái máy. Lịch trình của nhiều em đôi khi bận bịu hơn cả người đi làm. Có ông bố còn phải thốt lên “ Con học lớp 5 mà “căng” hơn bố học thạc sĩ”.

Chị Pham Ngọc Ánh, giảng viên của một lớp dạy đàn cho trẻ em ở Guitar kid (Trần Đại Nghĩa, Hà Nội) chia sẻ : “Bọn trẻ bây giờ học nhiều quá! Có lần tôi hỏi một cháu ở lớp về việc tập đàn, nó trả lời buồn thiu “Ở nhà con đâu có thời gian tập đàn, con phải đi học suốt cô ạ”. Có đứa sau lớp này còn tiếp tục đi học tiếng Anh nữa đấy.”

Em Phạm Lan N, học lớp 5, trường Tiểu học Đoàn Kết, Hà Nội cũng có một lịch học dày đặc, nài lịch học chính ở trường ra, buổi chiều tối em còn học phụ đạo các môn Toán, Văn, trước thì 3 buổi 1 tuần, nay thêm môn Tiếng Anh nữa thì tăng lên 5 buổi 1 tuần. Phụ huynh của em tâm sự : “Thấy cháu học nhiêù tôi cũng thương lắm, nhưng sức học của cháu hơi yếu, không học thì không theo được lớp”.

Học chính, học thêm còn chưa kể thời gian làm bài tập thầy cô giao, với các em, thời gian được chơi đùa, tiếp xúc với thế giới bên nài thật quá hiếm hoi. Chưa biết những lịch trình kín đặc như “chạy xô” như vậy có giúp cho các em học tốt hơn, nhưng chắc chắn nó sẽ cướp đi ở các em một quãng tuổi thơ theo đúng nghĩa. 

PGS-TS tâm lý Nguyễn Hồi Loan cho rằng: “Tình trạng trẻ em vị thành niên bị rối nhiễu tâm lý là hậu quả của chương trình học quá nặng nề.Trẻ luôn thụ động và tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc học và không còn thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí. Thực tế đó đã tạo ra một bộ phận không nhỏ trẻ thụ động, yếu ớt và vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội”. 

7b2d85522_hoc.jpg

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, trong năm 2011 có 25.000 lượt trẻ trong độ tuổi đi học (từ 3 - 15 tuổi) đến khám và điều trị. Năm 2012 con số này là 28.000, năm 2013 hơn 32.000 và từ đầu năm 2014 số lượng bệnh nhân là học sinh đến khám tăng liên tục. Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trẻ học tập quá căng thẳng. Đấy là chưa kể học nhồi nhét còn ảnh hưởng đến thể chất của trẻ, gây cận thị, nhẹ cân và các bệnh về dạ dày …         

Nằm trong chuỗi các giải pháp để giảm áp lực học tập cho trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây đã ra đưa ra biện pháp như cấm các trường tổ chức dạy thêm, bỏ hình thức chấm điểm đối với học sinh cấp tiểu học và gần đây nhất là quyết đinh bỏ thi tuyển vào lớp 6. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện xét tuyển vào lớp 6 này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. 

Và trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang đi tìm phương hướng để giải bài toán “ áp lực học tập của trẻ” thì chính các em đang dần mất đi tuổi thơ của mình. Rõ ràng, đây không phải vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Do đó, càng cần sự nỗ lực, làm việc nghiêm túc, công bằng của những người làm giáo dục và cả những thay đổi trong cách nghĩ của cha mẹ, để tạo ra môi trường học tập tốt hơn, để việc học không trở thành áp lực, cướp đi tuổi thơ của con trẻ.

Phạm Thúy An
Truyền hình  K32A1
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN