Cần lắm một lối sang đường
(Sóng Trẻ) - Cắt ngang dòng xe cộ đang đi lại tấp nập, trèo qua dải phân cách để sang đường là điều không còn xa lạ đối với một số người dân sống trong xã Cổ Nhuế.
Do sống gần công viên Hòa Bình nên vào buổi chiều tối rất đông người dân trong các khu vực xã Cổ Nhuế ra công viên để hóng gió, tập thể dục… nhưng có điều là cả quãng đường dọc theo khuôn viên của công viên từ ngã tư Cổ Nhuế đến bến xe Nam Thăng Long ước chừng hơn 1km nhưng không có một chỗ nào cho người đi bộ sang đường. Vì vậy, những người ở đoạn giữa của quãng đường này (ngõ 104 Cổ Nhuế, khu đô thị Resco..) không biết sang đường kiểu gì và chỉ còn cách trèo qua dải phân cách, cắt ngang dòng phương tiện vẫn đang đi lại nườm nượp.
Cần lắm một lối sang đường (ảnh: internet)
Bác Trọng, ở ngõ 104 Cổ Nhuế vừa qua đường cho biết: “Chúng tôi ở đây muốn sang công viên đi dạo thì chỉ có cách là trèo qua dải phân cách chứ lấy đâu ra chỗ sang đường, chẳng nhẽ đi bộ ra bến xe đến cả nửa cây số sao. Thôi thì đợi lũ trẻ nó sang đường, chúng tôi cũng sang theo”.
Bạn Hướng (sinh viên năm 2 Đại học Điện lực) cho biết: “Hàng ngày em vẫn ra công viên đá bóng nhưng vì không có chỗ sang đường nên phải băng qua dải phân cách, chứ đi bộ đến bến xe Nam Thăng Long hay ra đến ngã tư Cổ Nhuế rồi mới quay lại mất cả nửa tiếng đồng hồ. Biết là nguy hiểm nhưng đành làm liều”.
Tuyến đường Phạm Văn Đồng vào chiều tối luôn là điểm nóng về giao thông. Lượng người lưu thông qua đây là cực kỳ lớn vì vậy tình trạng cắt ngang đường, trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm cho cả người qua đường và người tham gia giao thông. Dẫu biết, đây là hành động vi phạm luật an toàn giao thông nhưng là điều “bất đắc dĩ” của những người dân quanh đây.
Có lẽ, trong chúng ta chẳng ai muốn đi bộ đến nửa cây số để sang đường đi dạo. “Chỉ mong các cơ quan có thẩm quyền sớm làm cho chúng tôi một lối sang đường để chúng tôi sang đường được an toàn hơn. Bây giờ, chúng tôi già rồi mà vẫn phải trèo qua dải phân cách để sang đường cũng mệt và cảm thấy bất an lắm”, đó là ước vọng của bác Trọng. Rất mong các cơ quan chức năng lưu ý đến tình trạng này để tìm ra một lối thoát cho người đi bộ sang đường.
Triệu Quang
Lớp Báo ảnh K.29
Do sống gần công viên Hòa Bình nên vào buổi chiều tối rất đông người dân trong các khu vực xã Cổ Nhuế ra công viên để hóng gió, tập thể dục… nhưng có điều là cả quãng đường dọc theo khuôn viên của công viên từ ngã tư Cổ Nhuế đến bến xe Nam Thăng Long ước chừng hơn 1km nhưng không có một chỗ nào cho người đi bộ sang đường. Vì vậy, những người ở đoạn giữa của quãng đường này (ngõ 104 Cổ Nhuế, khu đô thị Resco..) không biết sang đường kiểu gì và chỉ còn cách trèo qua dải phân cách, cắt ngang dòng phương tiện vẫn đang đi lại nườm nượp.
Cần lắm một lối sang đường (ảnh: internet)
Bác Trọng, ở ngõ 104 Cổ Nhuế vừa qua đường cho biết: “Chúng tôi ở đây muốn sang công viên đi dạo thì chỉ có cách là trèo qua dải phân cách chứ lấy đâu ra chỗ sang đường, chẳng nhẽ đi bộ ra bến xe đến cả nửa cây số sao. Thôi thì đợi lũ trẻ nó sang đường, chúng tôi cũng sang theo”.
Bạn Hướng (sinh viên năm 2 Đại học Điện lực) cho biết: “Hàng ngày em vẫn ra công viên đá bóng nhưng vì không có chỗ sang đường nên phải băng qua dải phân cách, chứ đi bộ đến bến xe Nam Thăng Long hay ra đến ngã tư Cổ Nhuế rồi mới quay lại mất cả nửa tiếng đồng hồ. Biết là nguy hiểm nhưng đành làm liều”.
Tuyến đường Phạm Văn Đồng vào chiều tối luôn là điểm nóng về giao thông. Lượng người lưu thông qua đây là cực kỳ lớn vì vậy tình trạng cắt ngang đường, trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm cho cả người qua đường và người tham gia giao thông. Dẫu biết, đây là hành động vi phạm luật an toàn giao thông nhưng là điều “bất đắc dĩ” của những người dân quanh đây.
Có lẽ, trong chúng ta chẳng ai muốn đi bộ đến nửa cây số để sang đường đi dạo. “Chỉ mong các cơ quan có thẩm quyền sớm làm cho chúng tôi một lối sang đường để chúng tôi sang đường được an toàn hơn. Bây giờ, chúng tôi già rồi mà vẫn phải trèo qua dải phân cách để sang đường cũng mệt và cảm thấy bất an lắm”, đó là ước vọng của bác Trọng. Rất mong các cơ quan chức năng lưu ý đến tình trạng này để tìm ra một lối thoát cho người đi bộ sang đường.
Triệu Quang
Lớp Báo ảnh K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận