Câu chuyện cựu binh Mỹ trở về Việt Nam làm thầy giáo tình nguyệ

(Sóng trẻ) - “Cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam mở lớp tiếng anh miễn phí”,”Cựu binh Mỹ mở đầu phong trào làm sạch những bức tường Hà Nội” – đó là những gì người ta nghe vẫn thường được nghe về Paul George Harding. Thế nhưng không nhiều người được lắng nghe câu chuyện thực sự của Paul, câu chuyện về hành trình đi tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn người lính Mỹ bị ám ảnh mãi mãi về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Tôi hẹn gặp Paul thông qua Huyền, cô trợ lý người Việt Nam đã đồng hành với ông từ tháng 12 năm 2014. Cứ nghĩ rằng Paul đã lên truyền hình và báo chí nhiều, tôi sẽ khó mà gặp được người đàn ông này. Thế nhưng, lời đề nghị của tôi được chấp nhận một cách thân thiện và thoải mái nài tưởng tượng. Paul hẹn tôi đến ngôi nhà chung của ông và các tình nguyện viên, nằm sâu trong con hẻm đường Nguyễn Ngọc Vũ, nơi mà ông gọi là “một đại gia đình”.

Quá khứ của súng ống, máu và chiến tranh

Một buổi tối lạnh căm, Hà Nội chuyển mưa phùn và rét buốt những ngày cuối cùng. Huyền đón tôi từ đầu con ngõ. Vừa nghe tiếng xe xịch lại trước cổng nhà, một bóng người cao lênh khênh đã vội mở cánh cửa và dành cho tôi nụ cười thật ấm áp. “Xin chào” – Paul mời tôi vào nhà, trên bàn đã sẵn tách cà phê nóng hổi. Ngồi đối diện Paul, tôi mới nhìn rõ người đàn ông nại quốc này. Paul gầy, mái tóc dài được tém gọn, gương mặt hiền và trẻ hơn nhiều so với cái tuổi 70. Nhìn vào Paul, thật chẳng thể nào đoán được trước đây người đàn ông này từng là một chiến binh, tham gia vào cuộc chiến tranh đẫm máu và khốc liệt tại Việt Nam. Sự hiền từ và từ tốn của Paul khiến tôi quên đi cảm giác hồi hộp lúc đầu, cũng khiến cho không khí xung quanh ấm lên nhanh chóng. Paul, Huyền và tôi bắt đầu cuộc hành trình của những ngày quá khứ xa xăm.

2eb7c559d_x1.jpg
Paul trải lòng chia sẻ về những câu chuyện cuộc đời ông

Năm 1969, Paul cùng quân đội Mỹ sang tham chiến tại chiến trường Bình Định, Lâm Đồng. Lúc ấy, Paul còn quá trẻ để nhận thức sự khắc nghiệt của những cuộc chiến tranh. Cũng như những người lính Mỹ khác, ông chỉ biết đến nhiệm vụ duy nhất chính là hủy diệt đất nước Việt Nam. Tuổi trẻ của Paul có thể sẽ mãi mãi chỉ nghĩ về Việt Nam với nhiệm vụ ấy, nếu không có cái khoảnh khắc mà ông bị ám ảnh suốt cả cuộc đời. Đó là hình ảnh của một bé gái được người chú cõng trên lưng chạy băng qua đường chiến. Lính Mỹ lạnh lùng bắn phát súng vào đầu của ông khiến cô bé Việt Nam hoảng sợ và bắt đầu khóc trong sợ hãi. Lúc ấy, Paul tiến đến, thực sự chỉ muốn dỗ dành đứa trẻ. Nhưng, như một lẽ thường tình của một dân tộc bị xâm lược, cô bé nhìn Paul với ánh mắt chỉ có hận thù và căm ghét cùng cực. 

Nét mặt của người cựu binh Mỹ khi kể lại câu chuyện này thực sự chùng xuống, nỗi đau như vẫn còn đầy trong khóe mắt ông. Tôi thấy Huyền cũng rưng rưng nước mắt, mặc dù cô đã được nghe câu chuyện này cả chục lần, nhưng lần nào nghe lại cũng không tránh khỏi phút xúc động. Paul nói rằng đó là khoảnh khắc ông nhận ra sự phi nghĩa và vô nhân đạo của những cuộc chiến tranh, nhận ra mình đang tạo ra những đau thương, mất mát cho những người vô tội. Ông ghét phải nhớ lại những ký ức đẫm máu ấy, hối hận cho quãng thời gian dành cho súng ống và tàn sát.

Hiện tại đi tìm thanh thản và yên bình

Sau chiến tranh, Paul trở về Mỹ như một cựu binh và phải tiếp tục sống cùng những ám ảnh suốt một thời gian dài. Năm 2014, sau khi nghỉ hưu và sắp xếp xong việc gia đình, Paul George Harding quyết định trở lại Việt Nam lần thứ hai, và với một mục tiêu hoàn toàn khác. Không còn súng, máu và giết chóc; Paul chỉ muốn quay lại để giúp đỡ những người Việt Nam. Paul mở lớp học tiếng anh miễn phí vì ông biết rằng chỉ có nại ngữ mới giúp người Việt Nam mở rộng được tầm nhìn và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giúp họ có một công việc tốt hơn. Paul làm những hoạt động cộng đồng như làm sạch những bức tường Hà Nội để tạo cảnh quan đẹp bởi vì ông cho rằng sống trong một môi trường sạch thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam.

Ông cũng hào hứng chia sẻ với tôi về dự án sắp tới của mình, đó là chiến dịch phân loại khi thu m rác thải. Ông đích thân chỉ cho tôi 2 chiếc thùng đựng rác mà ông vẫn đang sử dụng, một chiếc dành cho rác thải không sử dụng lại được, chiếc còn lại dành cho những đồ ăn thừa mà có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Ông dự định đầu năm 2018 sẽ tiến hành đi vận động người dân trong khu phố phân loại rác để tiết kiệm tiền của và lương thực. 

bdfe68165_x2.jpg

Hình ảnh Paul làm sạch các con phố tại Hà Nội (Ảnh: Hanoitimes)

Làm một lúc nhiều công việc như vậy nhưng người đàn ông 70 tuổi này dường như chưa có ý định dừng lại. Trong vòng 4 tháng làm sạch những bức tường, Paul không hề có một ngày nghỉ nào. Có những ngày Paul kết thúc lớp dạy học lúc 10 giờ đêm và phải tiếp tục dành thêm 2 giờ đồng hồ cho công việc cạo quảng cáo và sơn tường. Paul cũng phải thức dậy rất sớm vào lúc 5 giờ sáng để tiến hành công việc này mà không ảnh hưởng đến người dân nơi đây. 

Những ngày cần mẫn với cây cạo và cọ sơn tường khiến cánh tay phải của Paul đau nhức ẩm ương suốt cả mùa đông lạnh giá. Hỏi rằng điều này có làm ông kiệt sức không, Paul không hề phủ nhận sự vất vả đó. Cả Paul và những tình nguyện viên đều phải cống hiến hết mình cả sức khỏe và sự nhiệt huyết để mang những bức tường đẹp trở lại với con phố. Thế nhưng, hỏi rằng liệu ông có dừng lại không, Paul trả lời ngắn gọn: “Có chứ! Đó là khi tim tôi ngừng đập.”

Điều may mắn với Paul là ông có những người bạn là những tình nguyện viên luôn ủng hộ và giúp đỡ Paul thực hiện những công việc ý nghĩa. Trong đó có Huyền, cô gái tình nguyện làm trợ lý cho Paul từ những ngày đầu tiên ông đến Việt Nam chỉ sau một lần vô tình nói chuyện với Paul ở một quán ăn bình thường. Trong đó có cô con gái của Paul, cũng cùng bố sang Việt Nam để giúp đỡ công việc tình nguyện của bố. Và trong đó cũng có những tình nguyện viên Việt Nam trẻ tuổi, sẵn sàng cống hiến mà không đòi hỏi sự đền đáp nào. 

f2333ef64_x3.jpg

Một buổi họp tình nguyện viên tại nhà chung của Paul

Người ta tìm đến Paul có lẽ bởi vì Paul khiến họ thấy cảm phục, hơn nữa là thực sự quý người đàn ông này. Người ta không nhìn thấy ở Paul một cựu binh Mỹ nào cả mà gọi thân thương với cái tên “ông Tây yêu Hà Nội”. Paul cũng không tự nhận mình là nhân vật vĩ đại nào cả.  Paul có những sở thích giản dị như đọc sách về lịch sử Việt Nam. Paul có thể ngâm một đoạn ngẫu nhiên từ tập truyện nổi tiếng “Truyện Kiều”. 

Paul cũng chia sẻ rằng ông ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và gọi Người bằng cái tên mà cả dân tộc Việt Nam vẫn gọi – Bác Hồ. Paul có lúc là một thầy giáo, có lúc là kẻ sơn tường, trong tương lai có thể là người phân loại rác và hiện tai Paul vẫn là một người cha, một người bạn thân thiết với mọi người. Vượt qua những ám ảnh của quá khứ, Paul khiến cho người ta muốn tha thứ và thực tâm mong rằng trong chính tâm hồn Paul cũng tìm được sự thanh thản, bình yên ấy.

Đến lúc trở về, tôi ngả mũ tạm biệt Paul. Ông không quên nhắc tôi khép cửa thật kín, để những lạnh lẽo bên nài không làm phiền những tình nguyện viên bên trong căn nhà chung. Bánh xe tôi bắt đầu chuyển, tôi vẫn nghe thấy giọng nói ấm áp của Paul vọng ra từ bên trong, đang cùng với những tình nguyện viên khác chuẩn bị bài cho tiết học ngày mai. 

Đoàn Trần Bảo Vân

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN