Khi trẻ em trở thành "nạn nhân" của truyền hình thực tế

(Sóng trẻ) - Truyền hình thực tế đã xuất hiện trên thế giới từ nhiều năm trước và bắt đầu ồ ạt tràn vào Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua. Điều nguy hiểm là đối tượng tham gia các chương trình này không chỉ dừng lại ở một bộ phận người trưởng thành mà ngay cả trẻ em cũng dần dần trở thành miếng mồi béo bở để giới truyền thông khai thác.

Lợi dụng để kiếm tiền

Với việc tận dụng hàng trăm triệu nhờ quảng cáo, các chương trình truyền hình thực tế dường như đã "bán" tuổi thơ của con trẻ để kiếm tiền cho bản thân. Ngay từ đầu, những cuộc chơi đã được BTC đặt ra với mục đích kinh doanh, với những toan tính lời lãi, thu hút thí sinh bằng những giải thưởng “khủng” và hứa hẹn sẽ mang đến cơ hội tỏa sáng tốt nhất. Nhưng chẳng phụ huynh nào biết được đằng sau sự hào nhoáng của truyền hình thực tế là những “mảng tối” nhá nhem đang dần cướp mất những đứa con ngây thơ của chính họ.

The Voice Kids được biết đến là một trong những chương trình giải trí dành cho đối tượng trẻ em nổi tiếng nhất thời gian gần đây. Dựa trên phiên bản The Voice, cuộc thi vừa có nhiều thuận lợi vừa gặp không ít áp lực. Dù chịu nhiều scandal ồn ào không kém nhưng chính sự hồn nhiên,dạn dĩ và đáng yêu của các thí sinh nhí đã tạo được nhiều thiện cảm trong lòng công chúng.

f0e6d5fe4_hienthuctimstylistchatchothisinhthevoicekids.jpg

Đằng sau The voice Kid là...

Càng về cuối, cuộc thi càng thu hút hơn, song nhiều khán giả cũng dần bắt đầu e ngại khi các thí sinh của cuộc thi đang bị “lợi dụng” hoặc mất dần đi sự hồn nhiên vì những chuyện không đáng có. Các em bị truyền thông khai thác một cách không thương tiếc. Những tài năng đáng lẽ được nâng niu ươm mầm nay lại bị người lớn gieo vào những lời đồn cay nghiệt: “bỏ học chạy show”,"đi hát để xây nhà cho bố mẹ”, "lùm xùm tranh cãi giữa gia đình và BTC”, "nhà trường đuổi học”…

Miếng mồi béo bở cho truyền thông


Mức độ phủ sóng rộng rãi của các chương trình truyền hình là ”con dao hai lưỡi” đối với bất kì đối tượng tham gia nào. Khán giả khi xem chương trình có những bình luận yêu, ghét theo cảm tính của riêng minh, "cân, đo, đong, đếm” từng hành vi cử chỉ dù chỉ là nhỏ nhất. Thực tế cho thấy, có nhiều em nhỏ do không gây được thiện cảm từ khán giả nên đã bị tẩy chay,bêu xấu trên các trang mạng xã hội. Nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được một bộ phận khán giả lớn biết đến chưa kể đó là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì điều này vô hình chung đã gây áp lực không cần thiết đối với các em nhất là khi chúng còn quá nhỏ.

Có lẽ sẽ có nhiều người lầm tưởng rằng các em chỉ đơn thuần đang vui chơi trong một show giải trí nhưng thực tế đằng sau khuôn hình, các em đang bị yêu cầu thực hiện đi thực hiện lại những cảnh quay không đạt và phải hoàn thành những yêu cầu do đơn vị sản xuất chương trình đặt ra không khác gì người lớn.

Đưa con đi thi, huy chương nào cho... bố, mẹ ?

Một chương trình giải trí nào đó sẽ kết thúc êm đẹp một cách mỹ mãn khi không có quyển nhật ký của một ông bố lặn lội đường xa đưa con đi thi với những chi tiết thú vị và cảm động về cuộc sống đời thường của các em. Thắp sáng ước mơ cho đứa con của mình, niềm hạnh phúc nhanh chóng trở thành một gánh nặng vì chi phí cho cuộc thi quá lớn mà bản thân họ đã không lường trước được. Khi câu chuyện này được hé lộ, người tin, người ngờ vực vì không ai nghĩ rằng các em và người nhà lại phải bỏ ra quá nhiều cả về thời gian, công sức và vật chất đến vậy. Bước ra khỏi cuộc thi,không có một lời hứa hẹn và hỗ trợ từ BTC, các thí sinh nhí chính thức bị nhà đài “lợi dụng” một cách tinh vi.

f0e6d5fe4_dsc7421.jpg

Có những trăn trở sau hào quang sân khấu

Trên thực tế, thông điệp đầy ý nghĩa từ cuộc thi là ươm mầm tài năng của các em không có gì phải bàn cãi, song ở một góc độ nào đó, phía sau ánh hào quang ấy, chúng ta vẫn không khỏi trăn trở khi đó lại trở thành nơi những thí sinh nhỏ tuôi phải "bán" cả tuổi thơ của mình.

Lời kết

Mỗi một cuộc thi, chương trình có những tiêu chí, đặc thù riêng. Đặc biệt, khi sân chơi đó dành riêng cho các em nhỏ thì những sức ép, khó khăn lại càng lớn hơn rất nhiều. Nhất là khi bản chất của các cuộc thi này gần như chỉ nhằm mang tính giải trí và kiếm tiền cho nhà sản xuất, mà không nhắm tới đối tượng trẻ em.

Mặt khác, khi phụ huynh đã đánh cược tài năng của con em mình lên bàn cân danh lợi thì mọi sự được - mất đều phải chấp nhận, dù có khó khăn hãy dễ dàng. Điều đó đồng nghĩa với việc phải chấp nhận tất cả những thành công hoặc rủi ro mà chương trình mang lại. Không thể phủ nhận rằng, trẻ em đang dần trở thành một đối tượng có sức hút to lớn trên truyền hình, nhưng việc khai thác những đối tượng này cần phải có chừng mực và giới hạn của nó. 

Nguyễn Tiến Tú
Lớp Truyền hình K33 A1

Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật16 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN