Cây bút phóng sự Huỳnh Dũng Nhâ
(Sóng trẻ) - Trên con đường gian nan đầy những chông gai, thử thách của nghề báo, Huỳnh Dũng Nhân đã mở cho mình một lối đi riêng và anh vẫn đang mải miết bước đi theo cái phương châm mà anh đã tự vạch ra: "Thời gian một chiều. Đi mãi rồi hết. Đi yêu và viết. Không có gì nài cả cuộc đời"...
Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955, nguyên quán tại Bến Tre, lớn lên tại Hà Nội. Anh đã tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Hiện nay, anh là Ủy viên BCH, Phó Ban Nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam; Tổng biên tập tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo TP.HCM; Giảng viên học phần Phóng sự của Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV TP HCM.
Điểm nổi bật trong sự nghiệp báo chí của Huỳnh Dũng Nhân là các tác phẩm phóng sự. Trong nhiều năm liền, anh được coi là một trong những cây bút là cây bút phóng sự “sung sức” nhất của báo Lao Động. Với những đề tài muôn mặt đời thường, có khi nhiều đồng nghiệp đã viết, nhưng đến anh, đề tài đó lại được khơi sâu theo khía cạnh khác, khiến người đọc đôi khi giật mình và cảm thấy thực sự thú vị. Trong các bài phóng sự của anh được bạn đọc yêu mến như: “Con đường bia bọt”, “Vượt cạn thời dịch vụ”, “Tôi đi bán tôi”, “Chuyện tế nhị thường ngày”, “Dân nhậu”, “Tôi là đà điểu Củ Chi”... đều mang rất đậm tính chất đời thường ấy. Và người ta có ấn tượng nhất là những chuyến anh đi xuyên Việt bằng xe máy dọc ngang đất nước, giang hồ, lãng tử, nhưng lại nhiều bài viết độc đáo đến nỗi người ta gọi bằng cái tên Xuyên Việt. Sau này anh có con trai anh cũng đặt tên cho con là Xuyên Việt, cái tên mang đầy máu xê dịch của một nhà báo luôn tự trào rằng “ mình ở nhà 10 ngày là...ốm!
Tuy nhiên, anh lại cũng là một người thích hoạt động xã hội. Anh đã được bầu là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa 6, trở thành giảng viên thỉnh giảng, đại học, tham gia hoạt động xã hội khác, viết kịch, làm thơ và còn là một vận động viên bóng bàn có tên tuổi trong làng báo. Ở lĩnh vực nào Huỳnh Dũng Nhân cũng cố gắng phấn đấu hết mình và có hiệu quả tích cực để thực hiện phương châm sống là “làm sao cho xứng đáng một lần xuất hiện trên đời”. Phong cách sống ấy đã được chuyển tải nguyên vẹn vào trong các tác phẩm phóng sự của anh...
Phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân thường có cách vào đề tự nhiên, độc đáo với chất Nam bộ đầy cá tính - ưa thẳng thắn, không vòng vo tam quốc. Những năm qua, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm phóng sự độc đáo không chỉ đáp ứng yêu cầu thời sự, mà còn có tính nhân văn sâu sắc về những số phận con người. Mỗi trang phóng sự của anh đều thể hiện một tấm lòng ưu ái, không khoa trương, không dạy dỗ hay răn đe và do vậy, tính nhân bản, niềm cảm thông và sự sẻ chia day dứt ở những trang viết này là rất rõ rệt. Có thể nhận ra những điều đó trong các tác phẩm tiêu biểu như: “Tôi đi bán tôi”, “Nỗi đau máu trắng”, “Hai giờ dưới lòng đất”...
Nhận xét về phong cách phóng sự Huỳnh Dũng Nhân, PGS, TS Huỳnh Như Phương (Nguyên Trưởng khoa Ngữ Văn và Báo chí, Trường Đại học KHXH & NV TP HCM đã nhấn mạnh: “Coi trọng sự thực khách quan, nhưng Huỳnh Dũng Nhân không phải là người khách quan chủ nghĩa. Anh còn là một nhà phân tích xã hội có tính khuynh hướng. Từ mớ bòng bong của những sự kiện, anh cố gắng tìm ra một cách lý giải thoả đáng nhất, dù là cách lý giải của anh có thể chưa làm vừa lòng tất cả mọi người”.
Trong phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân, “đề tài xuất hiện bất cứ khi nào, có ở mọi nơi, mọi lúc nhưng việc thường người thường là đề tài có tần số xuất hiện cao nhất. Chúng được tái hiện sinh động, giàu rung cảm với những nhận xét thú vị và không hề theo khuôn mẫu nào. Với những đề tài như thế, văn của Nhân trầm tư, xa xót trước nỗi đau mất mát của người đời trước cảnh đời buồn khổ của người dân tộc, trước bệnh tật hiểm nghèo của trẻ thơ. Đặc biệt, người đọc dành tình cảm cho những trang viết của Nhân về những miền đất mà không phải chỉ có Nhân mới đi qua nhưng phải chờ đến phóng sự của anh người ta mới thấy hứng thú thương nhớ đến ngơ ngẩn miền đất đó: “Hà Nội mùa thu”, “Hà Nội tháng nóng nhất”, “Cao Bằng mùa hạt dẻ”, “Nài ấy là Trường Sa” v.v.
Theo PGS, TS Vũ Quang Hào, “ở lĩnh vực nào của đời thường Nhân cũng tìm được cái để bàn luận với rất nhiều tư liệu mang hơi thở của cuộc sống. Hơi thở ấy làm rung động trái tim người đọc bởi Nhân đã kết hợp khéo léo cái tôi phóng sự báo chí với cái tôi của tác phẩm văn học. Chất phóng sự và chất văn học hoà quyện trong phóng sự của Nhân bằng những chi tiết ghi chép rất báo chí nhưng được gắn với ngôn ngữ đầy chất văn học. Sự ghi chép ấy hoàn toàn trên cơ sở chứng kiến hiện thực rất hiếm khi xây dựng trên những thông tin nghe lại và từ sự chứng kiến hiện thực đó, anh chắc lấy những chi tiết những sự kiện đắt giá để làm nổi bật lên vấn đề bức xúc mà công chúng đang quan tâm”.
Hiện thực mà Huỳnh Dũng Nhân mô tả trong phóng sự của mình nhiều khi là thứ hiện thực mà nhiều người được chứng kiến nhưng các chi tiết thì tản mác đâu đó trong ký ức. Huỳnh Dũng Nhân đã biết tập hợp các chi tiết ấy lại thành một hệ thống có chủ đề và diễn tả bằng một cách thức hóm hỉnh, thông minh qua những ngôn từ giàu hình ảnh và sinh động. Điều này dễ mang đến cho độc giả sự thích thú của cái người đang được nói về một vấn đề đã gặp, đã quan tâm nay mới có người hợp chuyện. Người biết rồi thì như vậy nói chi đến những người chưa biết, càng thích thú bội phần. Phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân được giới thiệu chuyên môn và bạn đọc nhận xét là "Viết có văn học, có số phận nhân vật, mang tính nhân văn cao, có tầm khái quát, có khả năng diễn đạt phong phú và là người phân tích có khuynh hướng xã hội.
Trong những năm qua, Huỳnh Dũng Nhân đã cho ra đời vài tập phóng sự: Ăn tết trong rừng chó sói”, “Ký sự xuyên Việt”, “Tôi đi bán tôi"... Đến này đã có hơn chục sinh viên làm luận văn về các đề tài liên quan đến phóng sự của anh qua các khía cạnh: như "chất nhân văn, ngôn ngữ, phong cách, nét đặc trưng, lao động phóng viên…
Theo tác giả Quý Hiền, “để có được những thành công ấy, Huỳnh Dũng Nhân đã có những chuyến đi triền miên khắp mọi miền đất nước, đã trải qua những lần chết hụt, ngủ đêm trong rừng, cấp cứu giữa đường hay lênh đênh trên biển…
Một nhà báo lão thành nhận xét phóng sự của anh thấm đẫm mùi bụi đường chứ không có mùi salông khách sạn”.
Trên con đường gian nan đầy những chông gai, thử thách của nghề báo, Huỳnh Dũng Nhân đã mở cho mình một lối đi riêng và anh vẫn đang mải miết bước đi theo cái phương châm mà anh đã tự vạch ra: "Thời gian một chiều. Đi mãi rồi hết. Đi yêu và viết. Không có gì nài cả cuộc đời".
Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955, nguyên quán tại Bến Tre, lớn lên tại Hà Nội. Anh đã tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Hiện nay, anh là Ủy viên BCH, Phó Ban Nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam; Tổng biên tập tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo TP.HCM; Giảng viên học phần Phóng sự của Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV TP HCM.
Điểm nổi bật trong sự nghiệp báo chí của Huỳnh Dũng Nhân là các tác phẩm phóng sự. Trong nhiều năm liền, anh được coi là một trong những cây bút là cây bút phóng sự “sung sức” nhất của báo Lao Động. Với những đề tài muôn mặt đời thường, có khi nhiều đồng nghiệp đã viết, nhưng đến anh, đề tài đó lại được khơi sâu theo khía cạnh khác, khiến người đọc đôi khi giật mình và cảm thấy thực sự thú vị. Trong các bài phóng sự của anh được bạn đọc yêu mến như: “Con đường bia bọt”, “Vượt cạn thời dịch vụ”, “Tôi đi bán tôi”, “Chuyện tế nhị thường ngày”, “Dân nhậu”, “Tôi là đà điểu Củ Chi”... đều mang rất đậm tính chất đời thường ấy. Và người ta có ấn tượng nhất là những chuyến anh đi xuyên Việt bằng xe máy dọc ngang đất nước, giang hồ, lãng tử, nhưng lại nhiều bài viết độc đáo đến nỗi người ta gọi bằng cái tên Xuyên Việt. Sau này anh có con trai anh cũng đặt tên cho con là Xuyên Việt, cái tên mang đầy máu xê dịch của một nhà báo luôn tự trào rằng “ mình ở nhà 10 ngày là...ốm!
Tuy nhiên, anh lại cũng là một người thích hoạt động xã hội. Anh đã được bầu là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa 6, trở thành giảng viên thỉnh giảng, đại học, tham gia hoạt động xã hội khác, viết kịch, làm thơ và còn là một vận động viên bóng bàn có tên tuổi trong làng báo. Ở lĩnh vực nào Huỳnh Dũng Nhân cũng cố gắng phấn đấu hết mình và có hiệu quả tích cực để thực hiện phương châm sống là “làm sao cho xứng đáng một lần xuất hiện trên đời”. Phong cách sống ấy đã được chuyển tải nguyên vẹn vào trong các tác phẩm phóng sự của anh...
Phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân thường có cách vào đề tự nhiên, độc đáo với chất Nam bộ đầy cá tính - ưa thẳng thắn, không vòng vo tam quốc. Những năm qua, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm phóng sự độc đáo không chỉ đáp ứng yêu cầu thời sự, mà còn có tính nhân văn sâu sắc về những số phận con người. Mỗi trang phóng sự của anh đều thể hiện một tấm lòng ưu ái, không khoa trương, không dạy dỗ hay răn đe và do vậy, tính nhân bản, niềm cảm thông và sự sẻ chia day dứt ở những trang viết này là rất rõ rệt. Có thể nhận ra những điều đó trong các tác phẩm tiêu biểu như: “Tôi đi bán tôi”, “Nỗi đau máu trắng”, “Hai giờ dưới lòng đất”...
Nhận xét về phong cách phóng sự Huỳnh Dũng Nhân, PGS, TS Huỳnh Như Phương (Nguyên Trưởng khoa Ngữ Văn và Báo chí, Trường Đại học KHXH & NV TP HCM đã nhấn mạnh: “Coi trọng sự thực khách quan, nhưng Huỳnh Dũng Nhân không phải là người khách quan chủ nghĩa. Anh còn là một nhà phân tích xã hội có tính khuynh hướng. Từ mớ bòng bong của những sự kiện, anh cố gắng tìm ra một cách lý giải thoả đáng nhất, dù là cách lý giải của anh có thể chưa làm vừa lòng tất cả mọi người”.
Trong phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân, “đề tài xuất hiện bất cứ khi nào, có ở mọi nơi, mọi lúc nhưng việc thường người thường là đề tài có tần số xuất hiện cao nhất. Chúng được tái hiện sinh động, giàu rung cảm với những nhận xét thú vị và không hề theo khuôn mẫu nào. Với những đề tài như thế, văn của Nhân trầm tư, xa xót trước nỗi đau mất mát của người đời trước cảnh đời buồn khổ của người dân tộc, trước bệnh tật hiểm nghèo của trẻ thơ. Đặc biệt, người đọc dành tình cảm cho những trang viết của Nhân về những miền đất mà không phải chỉ có Nhân mới đi qua nhưng phải chờ đến phóng sự của anh người ta mới thấy hứng thú thương nhớ đến ngơ ngẩn miền đất đó: “Hà Nội mùa thu”, “Hà Nội tháng nóng nhất”, “Cao Bằng mùa hạt dẻ”, “Nài ấy là Trường Sa” v.v.
Theo PGS, TS Vũ Quang Hào, “ở lĩnh vực nào của đời thường Nhân cũng tìm được cái để bàn luận với rất nhiều tư liệu mang hơi thở của cuộc sống. Hơi thở ấy làm rung động trái tim người đọc bởi Nhân đã kết hợp khéo léo cái tôi phóng sự báo chí với cái tôi của tác phẩm văn học. Chất phóng sự và chất văn học hoà quyện trong phóng sự của Nhân bằng những chi tiết ghi chép rất báo chí nhưng được gắn với ngôn ngữ đầy chất văn học. Sự ghi chép ấy hoàn toàn trên cơ sở chứng kiến hiện thực rất hiếm khi xây dựng trên những thông tin nghe lại và từ sự chứng kiến hiện thực đó, anh chắc lấy những chi tiết những sự kiện đắt giá để làm nổi bật lên vấn đề bức xúc mà công chúng đang quan tâm”.
Hiện thực mà Huỳnh Dũng Nhân mô tả trong phóng sự của mình nhiều khi là thứ hiện thực mà nhiều người được chứng kiến nhưng các chi tiết thì tản mác đâu đó trong ký ức. Huỳnh Dũng Nhân đã biết tập hợp các chi tiết ấy lại thành một hệ thống có chủ đề và diễn tả bằng một cách thức hóm hỉnh, thông minh qua những ngôn từ giàu hình ảnh và sinh động. Điều này dễ mang đến cho độc giả sự thích thú của cái người đang được nói về một vấn đề đã gặp, đã quan tâm nay mới có người hợp chuyện. Người biết rồi thì như vậy nói chi đến những người chưa biết, càng thích thú bội phần. Phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân được giới thiệu chuyên môn và bạn đọc nhận xét là "Viết có văn học, có số phận nhân vật, mang tính nhân văn cao, có tầm khái quát, có khả năng diễn đạt phong phú và là người phân tích có khuynh hướng xã hội.
Trong những năm qua, Huỳnh Dũng Nhân đã cho ra đời vài tập phóng sự: Ăn tết trong rừng chó sói”, “Ký sự xuyên Việt”, “Tôi đi bán tôi"... Đến này đã có hơn chục sinh viên làm luận văn về các đề tài liên quan đến phóng sự của anh qua các khía cạnh: như "chất nhân văn, ngôn ngữ, phong cách, nét đặc trưng, lao động phóng viên…
Theo tác giả Quý Hiền, “để có được những thành công ấy, Huỳnh Dũng Nhân đã có những chuyến đi triền miên khắp mọi miền đất nước, đã trải qua những lần chết hụt, ngủ đêm trong rừng, cấp cứu giữa đường hay lênh đênh trên biển…
Một nhà báo lão thành nhận xét phóng sự của anh thấm đẫm mùi bụi đường chứ không có mùi salông khách sạn”.
Trên con đường gian nan đầy những chông gai, thử thách của nghề báo, Huỳnh Dũng Nhân đã mở cho mình một lối đi riêng và anh vẫn đang mải miết bước đi theo cái phương châm mà anh đã tự vạch ra: "Thời gian một chiều. Đi mãi rồi hết. Đi yêu và viết. Không có gì nài cả cuộc đời".
Lam Thanh.
Cùng chuyên mục
Bình luận