Chầu văn - âm nhạc tín ngưỡng trong cuộc sống đương đại

(Sóng trẻ) Tối ngày 23/11, tại đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc - Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu nghệ thuật với tựa đề “Chầu văn- âm nhạc tín ngưỡng trong cuộc sống đương đại”. Buổi giao lưu diễn ra với mục đích đưa âm nhạc chầu văn về với cộng đồng, khôi phục và bảo tồn loại hình âm nhạc tín ngưỡng truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Buổi giao lưu có sự tham dự của GS.TS, Nhà giáo nhân dân, Giám đốc trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam Tạ Minh Khang; Nghệ nhân dân gian Hoàng Trọng Kha, Nguyễn Quang Tuất; Nghệ sĩ ưu tú Phạm Văn Ty; ông Phạm Tuấn Long - Phó Trưởng ban Quản lí phố cổ Hà Nội; ông Đỗ Văn Nhất - Chủ nhiệm Diễn đàn hát văn Việt Nam. Bên cạnh đó còn có sự tham dự của Thanh đồng Hoàng Trọng Thức, Nguyễn Mạnh Quyền, Hoàng Minh Đỗ cùng toàn thể các thanh đồng đạo quan, các đồng quan bóng thánh, các cung văn và người yêu thích chầu văn trên toàn thể địa bàn Hà Nội.

6d040c4a8_rien_nghe_thuat_am_nhac_viet_nam_ta_minh_khang.jpg
Giáo sư Tạ Minh Khang

Hát văn và hầu đồng là hai hình thức không thể tách rời nhau, luôn giao thoa với nhau, tạo nên sức hút lạ kỳ. Người hát văn là người dẫn tích và người hầu đồng đóng vai trò diễn xướng. Hát văn ra đời gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hát văn là một loại hình mang ý thức thế hệ và đời sống tình cảm, phản ánh lịch sử của xã hội, phán ảnh tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng dân cư Lạc Việt. Theo cụ Hoàng Trọng Kha - một trong “ngũ hổ” của nghệ thuật hát chầu văn ngày xưa: “Nếu đưa được Chầu văn vào cộng đồng thì đây là một việc làm rất có ý nghĩa mang tính giáo dục, tuyên truyền giá trị của văn hóa tâm linh người Việt.

GS,TS. Tạ Minh Khang bày tỏ quan điểm “cần cố gắng sưu tầm, gìn giữ các áng văn chương từ thời xa xưa cũng như từ các thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ca ngợi Bác Hồ… để đưa vào các buổi diễn xướng. Đồng thời phải có một định hướng thẩm mĩ nhất định, tránh sa vào mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng tới văn hóa tín ngưỡng của dân tộc”.

Sau khi giao lưu trò chuyện, các nghệ nhân đã gửi tới khán giả tiết mục hát chầu văn. Mở đầu là tiết mục hát vô cùng ấn tượng của các nghệ nhân tên tuổi: cụ Hoàng Văn Kha, cụ Nguyễn Văn Tuất, ông Phạm Văn Ty với trích đoạn Văn Công đồng và Văn Mẫu Thoải.

04c57c6fe_t_dac_trung_cua_am_nhac_tin_nguong_nguoi_viet..jpg

Tiết mục hát văn

Sau tiết mục hát văn của các bậc nghệ nhân là phần trình bày của Cung văn trẻ Trịnh Ngọc Minh (hiện là giảng viên trường Đại học sư Phạm Hà Nội) cùng các cung văn trẻ khác trong câu lạc bộ hát văn Hà Nội. Tuy là thế hệ trẻ nhưng tài năng của các cung văn không kém là bao so với những bậc nghệ nhân cha chú. Thể theo nguyện vọng của khán giả, các cung văn trẻ đã lần lượt trình bày các điệu hát văn truyền thống như điệu văn Quan Hoàng Mười, điệu Phú Rầu và điệu Chầu Đệ Nhị. Khán giả say sưa thưởng thức âm nhạc trong không khí trang nghiêm nhưng cũng không kém phần ấm cúng ở đình Kim Ngân.

Anh Nguyễn Xuân Lợi (Hà Nội) - khán giả dự buổi lưu diễn, chia sẻ: “Mình nghe hát chầu văn lâu rồi, hôm nay rủ cả bà xã đi hát. Mình thích cái không khí trang trọng và giai điệu tha thiết, ngọt ngào của các điệu hát chầu văn”. Theo anh Lợi, gần đây hát chầu văn được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt đã xuất hiện nhiều bạn trẻ tham gia vào các câu lạc bộ này. 

Chầu văn thực sự là một loại hình âm nhạc tín ngưỡng trong cuộc sống đương đại, trở thành một giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Nguyễn Huệ
Báo mạng điện tử K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN