Khi chiếu chèo trở lại sân đình

(Sóng trẻ) - Những đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống tưởng chỉ còn vang bóng một thời giữa sự trẻ trung, hiện đại của đời sống giờ đây đã được các bạn  trẻ ở "Tôi xê dịch" tái hiện vô cùng sống động. 

"Tôi xê dịch" là một dự án truyền thông về văn hóa xã hội được thành lập từ tháng 6/2012 với sứ mệnh khuyến khích người trẻ đi nhiều hơn, sống sâu hơn, hiểu biết hơn về các giá trị của dân tộc. Trải qua 8 mùa Windy Day trước, "Tôi xê dịch" đã ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng mỗi người yêu xê dịch bằng các chương trình thiết thực hướng về các giá trị văn hóa đặc sắc như cầu Long Biên, tranh Đông Hồ, hoàng thành Thăng Long, Phủ Tây Hồ và gần gũi nhất là nghệ thuật ca trù đáng thương.

Đến với Windy Day 9 lần này, "Tôi xê dịch" đã phối hợp cùng với nhà hát chèo Việt Nam đưa chiếu chèo trở về với sân đình truyền thống với chương trình mang tên “Tiếng vọng ngàn năm” đúng vào lúc NSƯT Thanh Nan đang ấp ủ dự án đưa chèo tiếp cận đến khán giả trẻ để chiếu chèo không còn đỏ đèn mỗi lần biểu diễn.

“Tiếng vọng ngàn năm” với các hoạt động triển lãm, giao lưu và biểu diễn trở thành điểm đến cho những bạn trẻ đam mê văn hóa truyền thống. Sự xuất hiện của vua chèo Trần Đình Ngôn, NSƯT Thanh Nan, đạo diễn chèo Đoàn Vinh, diễn viên chèo Vân Quyền, cùng các diễn viên của nhà hát chèo Việt Nam đã khiến không gian sân đình thêm ấn tượng.

2cab1ffda_ac_dien_gia_van_quyen_doan_vinh_tran_dinh_nn.jpg
Giao lưu với các diễn giả Vân Quyền, Đoàn Vinh, Trần Đình Ngôn.

Trao đổi với các diễn giả, Tôi xê dịch giúp cho khán giả đặc biệt là khán giả trẻ  hiểu sâu hơn về nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ra đời từ thế kỉ X tại Hoa Lư (Ninh Bình) cho đến nay chèo vẫn tha thiết hòa quyện vào cuộc sống của người dân Việt. 

Từ xa xưa, chèo đã trở thành một mảng của hiện thực cuộc sống với việc khai thác các khía cạnh của đời sống nhân dân kết hợp với các tích trò trong truyện cổ tích để gửi gắm những ý nghĩa, thông điệp qua các hề chèo hay những vở diễn cảm động. Chèo hiện đại, cùng với việc khai thác các đề tài từ truyện cổ tích, vẫn hướng đến cuộc sống hiện đại để phản ánh nhằm đem đến cái nhìn toàn diện hơn cho khán giả. 

2cab1ffda_anh_2_trich_doan_thi_kinh_cat_rau_chong.jpg
Trích đọan "Thị Kính cắt râu chồng".

Cũng chính nhờ sự phong phú của đề tài mà nhân vật trong chèo có sự đa dạng ở các vai diễn, các nhân vật thường có thể đóng nhiều vai khác nhau, chỉ trừ một số vài diễn có tầm ảnh hưởng lớn như Thị Kính, Thị Mầu, Thị Phương, Súy Vân mang những tính cách khá riêng biệt. TS. Trần Đình Ngôn chia sẻ thêm: “Trong chèo có năm loại nhân vật đào, kép, lão, mụ, hề phân chia dựa theo lứa tuổi và giới tính. Trong chèo hiện đại, nhân vật trên sân phong phú hơn với mọi tầng lớp, nhà hát chèo Việt Nam đã xây dựng khá thành công một số nhân vật tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp hay hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ”.

Bên cạnh những chia sẻ thú vị, các vở diễn, trích đoạn đến từ đoàn chèo Trung ương đã giúp Tôi xê dịch đưa chèo đến gần hơn với giới trẻ. Trích đoạn “Thị Kính cắt râu chồng” một trong những nút thắt của nỗi oan Thị Kính, giúp khán giả cảm thong với số phận bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công. Trích đoạn “Việc làng” đả kích châm biếm quan chức xưa thông qua bút pháp tả thực, những tên quan lại không quan tâm tới nỗi đau của dân mà chỉ chăm chăm nhòm ngó lợi ích từ làng.

2cab1ffda_anh_3_trich_doan_viec_lang.jpg
Trích đoạn "Việc làng".

Là một trong những loại hình chèo ra đời sớm nhất, chèo sân đình mang hơi thở của cuộc sống xã hội, phản ánh đầy đủ, sâu cay các mặt hoạt động của xã hội từ xưa đến nay. Cuộc sống hiện đại phát triển, chèo hiện đại trở nên gần gũi hơn, song cũng không thể phủ nhận vai trò của chèo sân đình ở các làng quê mỗi dịp lễ tết, hội hè

Đạo diễn Đoàn Vinh chia sẻ: “Cứ vào tối thứ 6 hàng tuần, nhà hát chèo Việt Nam lại tổ chức 1 chiếu chèo ở sân khấu nhỏ của nhà hát Kim Mã, nhằm gợi lại không gian xưa qua các trích đoạn và các loại hình nghệ thuật dân gian khác, song phải đến bây giờ, khi được diễn ở đình Kim Liên, thì những cảm xúc chân quê mới thực sự đầy đủ”.

Tôi xê dịch đã cùng với nhà hát chèo Viêt Nam đưa sân khấu chèo trở lại sân đình một cách thuần Việt, đó không đơn giản chỉ  giải trí mà để mỗi lần sau đó khi tiếng trống chèo vang lên, người dân lại  ngồi khoanh chân bên chiếu đỏ của đình mà nghe tiếng vọng ngàn năm.

                                                                         Cao Thị Huyền
Báo mạng điện tử K32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật6 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật10 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN