Chầu văn – hình thức lễ nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu
(Sóng trẻ) - Chầu văn là hình thức lễ nhạc không thể thiếu trong các buổi hầu đồng. Lời văn trong các bài chầu văn thường mang màu sắc tâm linh, cực kỳ trau chuốt và nghiêm trang. Hát văn cũng là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Trong khi thanh đồng lên đồng thì cung văn hát các bài ca ngợi công đức các vị Mẫu, Thần, Thánh. Cung văn thường vừa chơi đàn nguyệt, vừa hát. Mỗi giá hầu lại có những bài hát văn riêng. Tiếng nhạc, lời ca cùng điệu múa trong các giá hầu tạo nên một không gian tâm linh nhiều màu sắc, đồng thời cũng là một không gian văn hóa, nơi chứa đựng nhiều giá trị Việt.
Người đứng giá hầu đồng có rất nhiều người là nam giới
Có tất cả 36 giá hầu. Tuy nhiên trong một buổi hầu đồng thường thanh đồng không bao giờ hầu hết mà chỉ hầu những giá hợp với căn số của họ.
Khi hoạt động hát văn được quan tâm như một loại hình văn hóa phi vật thể thì nhiều cung văn trở thành nghệ nhân dân gian, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này.
Hai phụ đồng quy chân hai bên thanh đồng trong giá hầu
Hầu đồng không phải là một hoạt động mê tín dị đoan bởi lẽ trong hầu đồng có rất nhiều giá trị chân quý, giá trị lịch sử, văn hóa, âm nhạc, tâm linh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có nhiều người lợi dụng hoạt động hầu đồng để trục lợi, việc làm này cần phải được chấn chỉnh với sự vào cuộc của cơ quan ban ngành có thẩm quyền.
Thanh đồng trong một giá hầu
Ngày 29/11, tại Cung Mẫu, chùa Tứ Kỳ, Diễn đàn hát văn Việt Nam đã tổ chức chương trình “Điện thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu”. Đây không chỉ là một sự kiện tâm linh mà còn là một nơi giao lưu học hỏi và tìm hiểu của những thanh đồng, cung văn, nghệ nhân dân gian và những người quan tâm, tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt.
Chương trình chu viên hoàn mãn và mang lại nhiều giá trị cho những người tham dự.
Q. Đức (thực hiện)
Cùng chuyên mục
Bình luận