“Chênh vênh” nỗi lo bảo vệ di sản hầu đồng

(Sóng trẻ)- Việc “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loai vừa là niềm vinh dự vừa là nỗi lo khi nghi lễ của đạo Mẫu, hầu đồng đang có nhiều hiện tượng biến tướng.

Di sản hay trò buôn thần bán thánh?

Vào ngày 1/12/2016 tại Adis Abebas, Ethiopia, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ra nghị quyết công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản văn hóa thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị đặc sắc bở di sản gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay. Việc hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại dieenh của nhân loại một mặt sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

20dba7322_anh1.jpg
Thực hành nghi lễ hầu đồng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghi thức hầu đồng đang ngày càng bị biến tướng bởi những người cuồng tín và của những người nhân danh “Thánh” để trục lợi. Hiện nay có những “đồng bóng” không phải do “căn số” và phát triển khá đông được gọi là “đồng đua, đồng đú” do những người nhiều tiền lắm của đua đòi thực hiện. Trên các trang mạng xã hội hiện đăng tải rất nhiều đoạn video ghi lại tệ nạn biến phủ đồng thành nơi thực hiện trò bịp. Không ít người đến hầu đồng đã phải vay nợ từ các băng nhóm cho vay nặng lãi, phải cầm nhà, bán xe để cúng lễ đúng yêu cầu, rải thật nhiều tiền để được nhận lộc may. Có người tán gia bại sản khi dính vào các “kịch bản” của nhiều “đồng bóng”.

20dba7322_anh2.jpg
Những hình thứ lễ vật phục vụ cho hầu đồng (Ảnh: Internet)

Không những thế, người ta dựng lên những cảnh “biểu diễn” hầu đồng, các thánh nhập hồn về giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu của thân chủ. Có những giá đồng được “tuyên truyền” trị khỏi bệnh câm, điếc ngay tức thời. Nhiều người cuồng tín vẫn tìm đến vái lạy các “thánh mẫu” và mang tiền đến dâng! 

Thế nhưng, theo quan điểm Phật giáo, đã là thần thánh, đã là Mẫu thì không bao giờ hù dọa, quở mắng, trách phạt “người trần” mà chỉ ban phúc lành, che chở cho nhân gian. Và, hoạt động lên đồng chính thống không bao giờ mang màu sắc mê tín, dị đoan. Sẽ không có thánh thần nào nhập vào “người trần mắt thịt” để phán phải làm cái này, cái kia mới thôi “đày”.

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Dân gian, Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á) cho rằng, nếu như ngày xưa, chỉ cần một cái khăn là có thể lên đồng, quà phát lộc chỉ vài quả táo tượng trưng... thì ngày nay, mỗi giá đồng một bộ quần áo, mỗi ông đồng bà cốt mỗi lần lên đồng có hàng chục bộ trang phục cầu kì đẹp mắt và đắt đỏ. 

Cũng theo GS. TS Ngô Đức Thịnh, hiện nay đang tồn tại quan niệm cho rằng đồ lễ cái gì cũng phải to, phải lớn, ngay như ngựa, voi làm bằng mã cũng phải đúng kích cỡ như thật, tiền phát lộc không còn là “bạc lẻ” gọi là tượng trưng nữa mà mệnh giá tiền phải lớn, lễ vật phải nhiều…

Tất cả chỉ vì những người cuồng tín nghĩ rằng “tốt lễ dễ kêu”. Đặc biệt là tầng lớp thương mại, còn làm biến tướng nghi lễ này khi trở thành một hình thức kinh doanh “buôn thần, bán thánh”, thực dụng, mê tín.

Sẽ còn nhiều “hiện tượng lạ” trong hầu đồng

Theo dân gian, nghi thức hầu đồng gồm một chuỗi lễ tiết và do những người được “nhà Thánh chọn” để làm các công việc lễ bái, kính thỉnh các đấng thần linh thờ trong điện Mẫu. Đây là một hình thức sinh hoạt tâm linh thuộc về văn hóa dân gian có từ lâu đời, có ý nghĩa tôn vinh các nhân vật lịch sử cùng với công trạng của họ dưới hình thức nhập hồn và hát văn. Đồng thời, thông qua hình thức này, người trần mắt thịt còn có thể “giao lưu” với “thần thánh”.

Đi liền với những giá trị về văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của mình, hầu đồng thời nay đi liền với nó là những hiên tượng lạ lùng, phi tín ngưỡng. Nhiều người khi tham gia vào quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng không có sự am hiểu về tín ngưỡng nên ngộ nhận, lầm tưởng đó là hầu đồng chính thể. Xét trên một góc độ khách quan mà nói thì những người trực tiếp thực hiện nghi thức hầu đồng phải là những người có kiến thức, am hiểu nhất về cách thức thực hành nghi lễ. Nhưng vì sự trục lợi thực dụng nên chính họ đã dựng nên những màn biểu diễn đi ngược lại với quy chuẩn của việc thực hành nghi lễ.

20dba7322_anh3.jpg
Các trang sức cầu kì phục vụ cho hầu đồng (Ảnh: Internet)

Những thay đổi giữa hầu đồng xưa và hầu đồng nay là một quá trình thay đổi “nhanh chóng mặt” từ trang phục cho đến cả những cung văn. Trang phục hầu đồng xưa tương đối giản dị, áo khăn, cân đai mũ miện không sặc sỡ và cầu kỳ như bây giờ. Điều đáng lo ngại phải nói tới nhạc chầu văn, hệ thống các làn điệu cổ dần bị biến dạng bằng các lời nhạc mới. Những cung văn còn giữ được ít nhiều chuẩn mực âm luật xưa ngày càng hiếm. Điều này một phần bị chi phối bởi thị hiếu nghệ thuật của các chân đồng. Khi mà cung văn luôn phải “sáng tạo” chiều theo nhu cầu thẩm mỹ mới. Giọng hát ẻo lả, ướt át lối mới, dàn trống dân tộc cải biên kèm cả guitar điện hay organ,…

Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) thì sẽ không lại khi thấy đâu đó có vấn hầu thêm cả bài “Lòng mẹ” của Y Vân, “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Người mèo ơn Đảng” của Thanh Phúc”, thậm chí “Tiến quân ca” của Văn Cao để phục vụ nhảy đồng… Sự cải biến, biến dạng hát văn thực sự đã được các cung văn lão thành cảnh báo trước từ hơn 10 năm trước, giờ đây đã thành hiện thực.

Nài ra, những hiện tượng lạ khác dần làm mất đi những giá trị của hầu đồng như việc đưa hầu đồng biểu diễn trong vũ trường gây ra nhiều phản cảm. Vì bản thân nghi thức hầu đồng gắn liền với yếu tố tâm linh với tín ngưỡng thờ Mẫu trong các đền, đài, phủ điện. Việc biểu diễn hầu đồng ở vũ trường là hoạt động phi văn hóa, không tôn trọng tín ngưỡng tâm linh. Nếu xét dưới góc độ tâm linh thì đó là mộ sự phỉ bang, còn xét về mặt nghệ thuật thì đó cũng không được coi là một hình thức biểu diễn nghệ thuật.
20dba7322_anh4.jpg
 Hầu đồng được biểu diễn trong vũ trường (Ảnh: Internet)

Thời gian gần đây khi mà hầu đồng có xu hướng phát triển mạnh, ngày càng nhiều hiện tượng biến thể, dị dạng của hầu đồng diễn ra đứng trước nguy cơ di sản bị thương mại hóa, xói mòn giá trị tốt đẹp của hầu đồng cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, siết chặt quản lí việc thực hành nghi tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi thức hầu đồng tại các điện, đền, đài ở các địa phương.

Đàm Công Bắc
Báo chí K36.7

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN