Chợ Cầu Giấy: Nỗi lo mang tên “ế ẩm”

(Sóng trẻ) - Đối với một khu chợ, để có hoạt động kinh doanh tốt, hai yếu tố quan trọng cần nhắc tới trước tiên đó là hàng hoá và khách mua hàng. Thế nhưng, hiện nay ở chợ Cầu Giấy có một loại “nấm” vô hình mang tên “buôn bán kém” đang “gặm nhấm” dần những nét đẹp và sự thịnh vượng của một khu chợ xưa.

Chợ Cầu Giấy nằm ở số 37 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thời gian họp chợ thường vào khoảng 8h đến 19h cùng ngày, vào tất cả các ngày trong tuần. Chợ đã trở nên quá quen thuộc và gần gũi, nhưng hiện nay nó không còn là sự lựa chọn số một đối với những người dân sinh sống quanh khu vực này nữa.

Chợ Cầu Giấy với những “nét” của một khu chợ xưa

Theo như kể lại, chợ Cầu Giấy đã có từ hồi Pháp thuộc. Ngày xưa chợ này chỉ là một khu chợ cóc, nhưng đông người qua lại mua bán lắm chứ không như bây giờ. Chợ được tu sửa và xây dựng từ năm 1992. Sau hai năm, nó tiếp tục được đưa vào hoạt động. Còn tên chợ thì bắt nguồn từ việc ngày xưa làng này làm giấy than, giấy gió, giấy phất quạt rất nổi tiếng, mà chợ lại được đặt ở đây nên người ta gọi nó là chợ Cầu Giấy.

0e7fb75dd_1.jpg

Mặt trước của chợ Cầu Giấy

Trải qua bao nhiêu biến cố của lịch sử, chợ Cầu Giấy vẫn tồn tại và phát triển cùng với thời gian. Mặc dù được xây mới khang trang, vững chắc theo lối kiến trúc hiện đại nhưng chợ vẫn giữ được những nét cổ xưa, đậm chất bình dân. Hàng hóa ở đây được sắp xếp, phân chia khoa học với hai tầng kinh doanh buôn bán.

0e7fb75dd_2.jpg

Sơ đồ vào chợ của tầng 1 và tầng 2 được vẽ rất cụ thể và rõ ràng

Nếu như ở chợ Đồng Xuân hay chợ thực phẩm Dịch Vọng Hậu, hàng hoá có vẻ lộn xộn trong cách bày trí, sắp xếp thì ở chợ Cầu Giấy lại rất “gọn gàng”, được phân biệt thành từng khu rõ ràng, không có sự chen lấn. Các mặt hàng cùng loại được khoanh vùng, tập trung vào một chỗ và có biển chỉ dẫn các khu vực hàng hoá. Ở tầng một của khu chợ, lối giữa là nơi bán thịt các loại, bên tay phải là hàng ăn như bún, phở, bánh, chè các loại, còn bên tay trái buôn bán đồ sành sứ, vàng mã. Các mặt hàng đều được bày bán trên kệ cao, vệ sinh sạch sẽ.

434c89ab2_3.jpg

0e7fb75dd_3.1.jpg

0e7fb75dd_3.3.jpg

Một số gian hàng trong chợ Cầu Giấy

Tầng hai của chợ là nơi buôn bán quần áo giày dép và túi sách. Các quầy hàng được sắp xếp đẹp mắt và được đánh số rõ ràng giữa các ki ốt. Nài ra chợ còn buôn bán những mặt hàng “rất xưa”. Các loại thảo mộc, những cây hoa lá được dùng để chữa bệnh theo phương pháp dân gian vẫn được bày bán ở khu chợ này hay như các cửa hàng sửa chữa giày dép, may, sửa chữa áo dài...

434c89ab2_4.jpg

Quầy bày bán các loại thảo mộc

Không chỉ bán hàng “hiếm” mà tấm lòng người bán hàng nơi cũng rất ấm áp thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần với khách hàng… Giá cả hàng hóa lại rẻ hơn so với các khu chợ khác trong Quận nên có thể xem đây như một “khu chợ quê” giữa lòng Thủ đô.

Những nỗi lo mang tên “ế ẩm”

Chợ là nơi kinh doanh, buôn bán đầy đủ các mặt hàng, là nơi nhiều người qua lại tấp nập. Thế nhưng đối với chợ Cầu Giấy thì ngược lại: Rất ít người ra vào, mặt hàng kinh doanh hạn hẹp, may chăng, có các hàng ăn còn đông khách. Chợ họp rất muộn, từ 8h đến 19h cùng ngày. So với chợ Cầu Giấy vào khung giờ này, ở những chợ khác đã tất bật kẻ mua người bán, có một số chợ đã họp xong từ rất sớm.

434c89ab2_5.jpg

Nhiều cửa hàng vẫn chưa mở cửa

“Nài này là quầy bán quần áo, một hàng túi sách, nhưng cứ phải 9 – 10h mới có khách. Còn quầy bên này người ta chuyển đi nơi khác rồi”, bác Hùng (64 tuổi) chủ quầy hàng sửa chữa giày dép cho biết. Chỉ có một số khu vực hiếm hoi trong chợ còn có người mở hàng trong khi xung quanh chưa có cửa hàng nào mở. Họ chán hoặc đã chuyển đến khu chợ khác để kinh doanh. 

434c89ab2_6.jpg

Những quầy hàng đóng cửa hoàn toàn

Không chỉ có thế, ở khu vực bán cá của chợ lại chẳng có một hàng cá, hàng tôm nào cả. Ngay cả khu bán thịt cũng chỉ có khoảng 3 - 4 quầy bày bán. Số lượng người bán rau cũng không nhiều, và chỉ có duy nhất một quầy hàng bán gạo, hàng tạp hóa. 

434c89ab2_7.jpg

Khu vực bán cá trở thành nơi xếp đồ đạc

Mặc dù trong chợ có nhiều chỗ trống, không sử dụng đến nhưng bên nài chợ thì lại có nhiều quầy hàng bày bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Hình ảnh này đặt ra câu hỏi: họ ngại vào chợ nên bày bán nài đường cho tiện đường người mua hàng hay họ sợ khoản phí thuê quầy để bày bán? Không chỉ buôn bán không đúng nơi quy định mà còn có hiện tượng xả rác bừa bãi và còn cả gây mất trật tự cho trường Tiểu học Hoa Quan ngay bên cạnh.

3cc26490d_8.jpg

Nhiều mặt hàng buôn bán trên vỉa hè

Như vậy, vấn đề ở đây là có chợ sao không kinh doanh buôn bán mà lại “thích” họp, “thích” mở chợ cóc, làm mất trật tự khu dân cư? Được gọi là “chợ” nhưng nó lại thiếu rất nhiều mặt hàng cần thiết và những mặt hàng được bày bán cũng ở tình trạng “ế”.

Với những nét rất riêng đã có từ xưa, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, nhưng liệu chợ có thể trụ vững được trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các khu chợ với nhau và sự phát triển của những khu chợ mới hay không? Những gì đã được đề cập tới chính là thực tế đang diễn ra ở khu chợ này. Nó như một “tiếng chuông” cảnh báo nguy cơ bị giải thể của khu chợ sẽ vào một ngày không xa. Giờ đây, đã đến lúc các cơ quan chủ quản, những người nắm quyền điều hành phường, quận cần đề ra những giải pháp, kế hoạch phát triển cụ thể để đưa chợ thoát khỏi nguy cơ trước mắt và đồng thời đảm bảo cho đời sống của những người dân sống bằng nghề buôn bán ở nơi đây.


Mai Linh
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN