Chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyề

Đào tạo trình độ đại học ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập.  Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Kinh tế và Giấy chứng nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị.


1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo cử nhân kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế: Có kỹ năng giảng dạy về quản lý kinh tế và các môn học khác về kinh tế ở bậc đại học, có năng lực tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và trong các doanh nghiệp; có khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế. 

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức:

+ Nắm vững tri thức cơ bản và có hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, cơ chế chính  sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Có kiến thức rộng về khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức về khoa học tự nhiên, nhất là những tri thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
+ Nắm vững hệ thống tri thức ngành Kinh tế, nhất là tri thức chuyên ngành Quản lý kinh tế để có thể nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng…

- Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng giảng dạy, thuyết trình những vấn đề về quản lý kinh tế và các môn học khác về kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp kỹ thuật và dạy nghề; các trường chính trị địa phương và đoàn thể;
+ Có năng lực tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức cũng như điều khiển các hoạt động kinh tế; 
+ Có khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế và quản lý kinh tế.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu nghề và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc;
+ Biết tôn trọng pháp luật, tôn trọng những giá trị văn hóa của dân tộc, của nhân loại và những chuẩn mực của cộng đồng, của nghề nghiệp.

- Các vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

+ Giảng dạy những vấn đề về Quản lý kinh tế và các môn học khác về kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp kỹ thuật và dạy nghề; các trường chính trị địa phương và đoàn thể;
+ Tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và trong các doanh nghiệp, cũng như trong các cơ quan nghiên cứu về kinh tế…

- Trình độ nại ngữ:
Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ nại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS). 

- Trình độ Tin học:
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm 

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên; có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên;
- Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên;
- Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên;
- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đối tượng là người nước nài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm: Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 125 tín chỉ trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

56

- Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

15 tín chỉ

- Khoa học xã hội và nhân văn

25 tín chỉ

Bắt buộc:

21 tín chỉ

Tự chọn:

4/8 tín chỉ

- Toán và khoa học tự nhiên

6 tín chỉ

- Nại ngữ

10 tín chỉ

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

69

- Kiến thức cơ sở ngành

17 tín chỉ

Bắt buộc:

11 tín chỉ

Tự chọn:

6/12 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành

32 tín chỉ

Bắt buộc:

26 tín chỉ

Tự chọn:

6/12 tín chỉ

- Kiến thức bổ trợ

 8 tín chỉ

Bắt buộc:

4 tín chỉ

Tự chọn:

        4/8 tín chỉ

- Kiến tập

2 tín chỉ

- Thực tập nghề nghiệp

3 tín chỉ

- Khóa luận/tác phẩm tốt nghiệp

7 tín chỉ


7.2. Nội dung chương trình

TT

học phần

Học phần

Số tín chỉ

 

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Khối kiến thức giáo dục đại cương

55

 

 

 

Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

15

 

 

 

1

TM01001

Triết học Mác-Lênin

4.0

3.0

1.0

 

2

KT01001

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

3.0

2.0

1.0

 

3

CN01001

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3.0

2.0

1.0

 

4

LS01001

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3.0

2.0

1.0

 

5

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

 

Khoa học xã hội và nhân văn

25

 

 

 

Bắt buộc

21

 

 

 

6

CT01001

Chính trị học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

7

NP01001

Pháp luật đại cương

3.0

2.0

1.0

 

8

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN

logo
PHÁT THANH

Nổi bật

Tọa đàm phát thanh: Văn hóa trang phục của giới trẻ khi đi lễ chùa

00:00
00:00