Chuyện về những ông chồng ở xóm “vợ đi tây”…
(Sóng Trẻ) - Cuộc sống dần đổi thay ở vùng quê nghèo thuộc xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Những ngôi nhà tranh, rột nát nhanh chóng nhường chỗ cho những ngôi nhà mái bằng khang trang đua nhau mọc lên, rồi cả những chiếc xe máy đắt tiền…Thế nhưng, đằng sau sự thay đổi về vật chất đó thì có biết bao câu chuyện vui buồn từ những ông chồng thời hiện đại ở nhà nuôi con cho vợ đi Tây.
Xóm Phương Sơn vào những ngày đầu hè không còn yên bình như mấy năm trước. Bây giờ khắp làng trên, xóm dưới đâu đâu cũng có những tiếng nhạc sập sình, nhộn nhịp từ nhà những ông “trẻ” có vợ đi tây, cứ như thể làng có đám cưới.
Theo trưởng thôn Đỗ Văn Thoại, cả xóm có khoảng 60 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 đi xuất khẩu lao động sang Đảo Suýt và Đài Loan. Hàng năm họ mang về cho gia đình từ 6 đến 7 tỉ đồng. Cuộc sống của người dân được thay da đổi thịt một cách nhanh chóng. Thế nhưng đằng sau đó cũng có rất nhiều chuyện buồn…
Vợ đi xuất khẩu lao động bốn, năm năm mới về nên việc nhịn “chuyện ấy” với những đàn ông ở cái xóm nhỏ này trở nên thật khó. Trong làng, những ông chồng vắng vợ tập hợp lại thành những câu lạc bộ xa vợ. Họ thường túm lăm, tụm ba, thỉnh thoảng lại nhậu nhẹt đến say sưa rồi rủ nhau đi Karaoke, matxa…giải sầu.
Vừa rồi cả làng Phương Sơn đang kháo nhau ầm ĩ về chuyện bồ bịch lăng nhăng của anh Quân. Vợ đi Đài Loan lao động đã được 7 năm nhưng không về mà còn ra hạn hợp đồng tiếp thêm 3 năm nữa, ở nhà, anh Quân đã cặp bồ với một cô bé ít hơn mình 13 tuổi. Hằng ngày vì biết hai đứa con đi học xa ít về nên anh thường dẫn cô bồ về nhà. Một hôm cô con gái đang học đại học trên Hà Nội về bất ngờ bắt gặp…Ngỡ ngàng và đổ vỡ trước cảnh tượng đó, cô bé thất vọng khóc đến cạn nước mắt, bỏ nhà đi đâu bây giờ vẫn chưa biết, cậu con trai thì trở lên hư hỏng!
Nhìn Tuyết và Long đang thơ thẩn nài cổng, mặt mày nhem nhuốc và mặc trên mình bộ quần áo đã chuyển sang màu cháo lòng, người trong làng ai cũng phải rơi nước mắt. Từ khi mẹ của hai đứa trẻ đi sang đảo Suýt, anh Thành đã đem hết đồ đạc và những gì đáng giá còn lại trong gia đình đi theo một cô “bồ” hơn anh tới 4,5 tuổi bỏ mặc con cái bơ vơ và đói khát.
Nhiều đêm thấy hai đứa kêu khóc hàng xóm chạy sang thì lũ trẻ đang run lên vì đói và sợ bởi không có bố mẹ ở bên. Mọi người thương quá mang bánh, cơm nguội…để cho chúng ăn. “Nhìn chúng ăn như chết đói mà tôi lại thấy trách người bố vô lương tâm của chúng”, bà Nguyễn Thị V một người hàng xóm kể lại.
Rất nhiều đứa trẻ trong cái làng nhỏ này lớn lên thiếu thốn sự chăm sóc yêu thương của cả cha lẫn mẹ! Nhiều người phụ nữ khi trở về cũng chẳng còn thấy được sự ấm cúng, hạnh phúc nữa.
Mấy năm đi lao động ở Đài loan chị Vân đã chịu đựng mọi gian khổ để mong có cuộc sống no đủ, cứ tưởng về nước với số tiền mà mình đã làm được hai vợ chồng và con trai sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc. Nào ngờ khi trở về cuộc sống của chị như ở trong ngục tù. Chồng chị dở chứng, không cho chị sinh con mà bắt chị phá cái thai đã được 2 tháng để tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Chị không đồng ý thế là liên tiếp bị những trận đòn thâm tím mặt mũi từ người chồng vũ phu. Làng xóm đều biết chuyện nhưng không ai dám sang can ngăn vì sợ vạ lây. Nhiều người khuyên chị ly dị cứ nghĩ đến cuộc sống những đứa con chị lại không dám!
Trường hợp của chị T thì khác. Mới sang đảo Suýt được mấy tháng, chị T phải cố gắng làm ăn để lấy tiền gửi về cho chồng ở nhà trang trải nợ lần. Chớ trêu thay từ khi chị T đi lao động ông chồng ở nhà đổi tính đổi nết, không chịu làm ăn, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè… Số tiền chị T gửi về, không những không trả nợ, ông chồng đem ném hết vào xới bạc đỏ đen. Khi hết, anh ta đem bán hết cả tài sản trong nhà để tiếp tục vùi đầu vào chiếu bạc. Biết chuyện, chị T gửi tiền về và cũng không thèm liên lạc với chồng nữa.
Tục ngữ có câu "Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp". Với những gia đình có người đi xuất khẩu lao động là phụ nữ, sự thiếu vắng bàn tay người mẹ, người vợ trong gia đình là sự thiệt thòi đối với những thành viên ở lại.
Đối với cái xóm nhỏ này nài những ông chồng ham chơi và rượu chè thì cũng không thiếu những đức phu quân mẫu mực, vừa đóng vai trò của người làm bố vừa đóng cả vai làm mẹ một cách rất thành thục.
Đã gần 4 năm nay kể từ khi vợ đi làm xa những công việc nhỏ như tắm rửa,giặt rũ quần áo cho con đến những công việc lớn trong gia đình anh Hoàng đều phải đảm nhận cả. Nài việc một mình phải nuôi dạy, chăm bẵm cho 3 con nhỏ anh còn đảm đương việc cấy hái gần một mẫu ruộng và nuôi 4 con lợn. Trong xóm, anh Hoàng được mệnh danh là đức phu quân mẫu mực thời hiện đại.
Mỗi tối thay vào việc đi chơi như nhiều người đàn ông khác trong xóm anh dạy bảo lũ trẻ học hành, công việc mà trước đây vợ anh hay làm. Năm nào con anh cũng đạt được danh hiệu là học sinh giỏi. Anh tâm sự: “Vất vả thế nào mình cũng chịu được, nhưng một mình nưôi dạy con cái quả rất khó khăn. Nhiều vấn đề tế nhị mình chẳng biết trả lời thế nào, nhất là cô con gái lớp 8 đang ở cái tuổi dậy thì…”
Cách đây 4 năm anh D là một bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình và rất điển trai thế mà từ khi vợ đi lao động ở xa ai cũng bảo anh già đi trông thấy. Con anh lúc đó mới được 9 tháng tuổi. Vừa dỗ con anh vừa kể: “Khi mẹ bé mới đi, khoảng một tháng trời tối nào bé cũng khóc vài tiếng vì thèm sữa và thèm hơi mẹ. Nhiều lúc không dỗ được tôi phải phát khóc, phần vì thương con phần vì nhớ vợ. Thế rồi nghĩ phải cố gắng vì cuộc sống sau này, mỗi người chịu khổ một tí.”
Giờ con anh đã 3 tuổi và đã đi nhà trẻ. Hàng ngày, với nghề hàng xáo anh cũng kiếm thêm được ít tấm ít cám về nuôi lợn cùng vợ trang trải tiền lãi ngân hàng. Tuy khó khăn vất vả là vậy nhưng khi nói chuyện điện thoại với vợ khuôn mặt anh luôn rạng ngời, tràn đầy hạnh phúc và lạc quan.
Chia tay những ông chồng ở cái xóm nhỏ này vào buổi chiều lại nghe thấy những tiếng nhạc sập sình sen lẫn tiếng nô đùa của lũ trẻ, tôi thầm nghĩ sẽ hạnh phúc biết bao khi dưới mỗi ngôi nhà khang trang sạch sẽ là những con người biết yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, biết trân trọng giá trị của sức lao động.
Xóm Phương Sơn vào những ngày đầu hè không còn yên bình như mấy năm trước. Bây giờ khắp làng trên, xóm dưới đâu đâu cũng có những tiếng nhạc sập sình, nhộn nhịp từ nhà những ông “trẻ” có vợ đi tây, cứ như thể làng có đám cưới.
Theo trưởng thôn Đỗ Văn Thoại, cả xóm có khoảng 60 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 đi xuất khẩu lao động sang Đảo Suýt và Đài Loan. Hàng năm họ mang về cho gia đình từ 6 đến 7 tỉ đồng. Cuộc sống của người dân được thay da đổi thịt một cách nhanh chóng. Thế nhưng đằng sau đó cũng có rất nhiều chuyện buồn…
Vợ đi xuất khẩu lao động bốn, năm năm mới về nên việc nhịn “chuyện ấy” với những đàn ông ở cái xóm nhỏ này trở nên thật khó. Trong làng, những ông chồng vắng vợ tập hợp lại thành những câu lạc bộ xa vợ. Họ thường túm lăm, tụm ba, thỉnh thoảng lại nhậu nhẹt đến say sưa rồi rủ nhau đi Karaoke, matxa…giải sầu.
Vừa rồi cả làng Phương Sơn đang kháo nhau ầm ĩ về chuyện bồ bịch lăng nhăng của anh Quân. Vợ đi Đài Loan lao động đã được 7 năm nhưng không về mà còn ra hạn hợp đồng tiếp thêm 3 năm nữa, ở nhà, anh Quân đã cặp bồ với một cô bé ít hơn mình 13 tuổi. Hằng ngày vì biết hai đứa con đi học xa ít về nên anh thường dẫn cô bồ về nhà. Một hôm cô con gái đang học đại học trên Hà Nội về bất ngờ bắt gặp…Ngỡ ngàng và đổ vỡ trước cảnh tượng đó, cô bé thất vọng khóc đến cạn nước mắt, bỏ nhà đi đâu bây giờ vẫn chưa biết, cậu con trai thì trở lên hư hỏng!
Nhìn Tuyết và Long đang thơ thẩn nài cổng, mặt mày nhem nhuốc và mặc trên mình bộ quần áo đã chuyển sang màu cháo lòng, người trong làng ai cũng phải rơi nước mắt. Từ khi mẹ của hai đứa trẻ đi sang đảo Suýt, anh Thành đã đem hết đồ đạc và những gì đáng giá còn lại trong gia đình đi theo một cô “bồ” hơn anh tới 4,5 tuổi bỏ mặc con cái bơ vơ và đói khát.
Nhiều đêm thấy hai đứa kêu khóc hàng xóm chạy sang thì lũ trẻ đang run lên vì đói và sợ bởi không có bố mẹ ở bên. Mọi người thương quá mang bánh, cơm nguội…để cho chúng ăn. “Nhìn chúng ăn như chết đói mà tôi lại thấy trách người bố vô lương tâm của chúng”, bà Nguyễn Thị V một người hàng xóm kể lại.
Rất nhiều đứa trẻ trong cái làng nhỏ này lớn lên thiếu thốn sự chăm sóc yêu thương của cả cha lẫn mẹ! Nhiều người phụ nữ khi trở về cũng chẳng còn thấy được sự ấm cúng, hạnh phúc nữa.
Mấy năm đi lao động ở Đài loan chị Vân đã chịu đựng mọi gian khổ để mong có cuộc sống no đủ, cứ tưởng về nước với số tiền mà mình đã làm được hai vợ chồng và con trai sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc. Nào ngờ khi trở về cuộc sống của chị như ở trong ngục tù. Chồng chị dở chứng, không cho chị sinh con mà bắt chị phá cái thai đã được 2 tháng để tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Chị không đồng ý thế là liên tiếp bị những trận đòn thâm tím mặt mũi từ người chồng vũ phu. Làng xóm đều biết chuyện nhưng không ai dám sang can ngăn vì sợ vạ lây. Nhiều người khuyên chị ly dị cứ nghĩ đến cuộc sống những đứa con chị lại không dám!
Trường hợp của chị T thì khác. Mới sang đảo Suýt được mấy tháng, chị T phải cố gắng làm ăn để lấy tiền gửi về cho chồng ở nhà trang trải nợ lần. Chớ trêu thay từ khi chị T đi lao động ông chồng ở nhà đổi tính đổi nết, không chịu làm ăn, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè… Số tiền chị T gửi về, không những không trả nợ, ông chồng đem ném hết vào xới bạc đỏ đen. Khi hết, anh ta đem bán hết cả tài sản trong nhà để tiếp tục vùi đầu vào chiếu bạc. Biết chuyện, chị T gửi tiền về và cũng không thèm liên lạc với chồng nữa.
Tục ngữ có câu "Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp". Với những gia đình có người đi xuất khẩu lao động là phụ nữ, sự thiếu vắng bàn tay người mẹ, người vợ trong gia đình là sự thiệt thòi đối với những thành viên ở lại.
Đối với cái xóm nhỏ này nài những ông chồng ham chơi và rượu chè thì cũng không thiếu những đức phu quân mẫu mực, vừa đóng vai trò của người làm bố vừa đóng cả vai làm mẹ một cách rất thành thục.
Đã gần 4 năm nay kể từ khi vợ đi làm xa những công việc nhỏ như tắm rửa,giặt rũ quần áo cho con đến những công việc lớn trong gia đình anh Hoàng đều phải đảm nhận cả. Nài việc một mình phải nuôi dạy, chăm bẵm cho 3 con nhỏ anh còn đảm đương việc cấy hái gần một mẫu ruộng và nuôi 4 con lợn. Trong xóm, anh Hoàng được mệnh danh là đức phu quân mẫu mực thời hiện đại.
Mỗi tối thay vào việc đi chơi như nhiều người đàn ông khác trong xóm anh dạy bảo lũ trẻ học hành, công việc mà trước đây vợ anh hay làm. Năm nào con anh cũng đạt được danh hiệu là học sinh giỏi. Anh tâm sự: “Vất vả thế nào mình cũng chịu được, nhưng một mình nưôi dạy con cái quả rất khó khăn. Nhiều vấn đề tế nhị mình chẳng biết trả lời thế nào, nhất là cô con gái lớp 8 đang ở cái tuổi dậy thì…”
Cách đây 4 năm anh D là một bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình và rất điển trai thế mà từ khi vợ đi lao động ở xa ai cũng bảo anh già đi trông thấy. Con anh lúc đó mới được 9 tháng tuổi. Vừa dỗ con anh vừa kể: “Khi mẹ bé mới đi, khoảng một tháng trời tối nào bé cũng khóc vài tiếng vì thèm sữa và thèm hơi mẹ. Nhiều lúc không dỗ được tôi phải phát khóc, phần vì thương con phần vì nhớ vợ. Thế rồi nghĩ phải cố gắng vì cuộc sống sau này, mỗi người chịu khổ một tí.”
Giờ con anh đã 3 tuổi và đã đi nhà trẻ. Hàng ngày, với nghề hàng xáo anh cũng kiếm thêm được ít tấm ít cám về nuôi lợn cùng vợ trang trải tiền lãi ngân hàng. Tuy khó khăn vất vả là vậy nhưng khi nói chuyện điện thoại với vợ khuôn mặt anh luôn rạng ngời, tràn đầy hạnh phúc và lạc quan.
Chia tay những ông chồng ở cái xóm nhỏ này vào buổi chiều lại nghe thấy những tiếng nhạc sập sình sen lẫn tiếng nô đùa của lũ trẻ, tôi thầm nghĩ sẽ hạnh phúc biết bao khi dưới mỗi ngôi nhà khang trang sạch sẽ là những con người biết yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, biết trân trọng giá trị của sức lao động.
Đinh Bá Đô
Lớp Báo ảnh K.26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo ảnh K.26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bình luận