Cơ hội sống chậm, tận hưởng tuổi thơ nhờ về quê tránh dịch Covid -19
(Sóng trẻ) - Nhịp sống cuồng quay, hối hả đi làm, hối hả kiếm tiền mưu sinh, bận bịu lo cho tương lai xa tít, con trẻ vì thế cũng sớm bị cuốn vào nhịp sống thành phố. Thấu hiểu điều này, Chánh càng trân quý hơn khoảng thời gian về quê tránh dịch, tận hưởng tuổi thơ một cách đúng nghĩa.
Bắt gặp những dòng chia sẻ của Ngô Quốc Chánh, 12 tuổi, Hồ Chí Minh được đăng tải trên Facebook (tên nhân vật đã được thay đổi vì lí do cá nhân)
Sinh ra nơi chốn thành đô “đất chật người đông” như hàng triệu đứa trẻ thành phố khác, cuộc sống của Chánh bị bó hẹp bởi phố phường, bởi cái “xanh đỏ” nhìn trước ngó sau. Thời gian biểu của em là sáng sớm dậy hối hả đến trường cùng cha mẹ, cả ngày ở trường với một không gian hẹp là lớp học, hành lang và một cái sân trường chỉ đủ chỗ cho chúng ngồi im bặt trong giờ chào cờ. Tan học lại cặp sách học thêm. Một ngày của Chánh chỉ thực sự kết thúc vào đêm muộn, ngồi trên chiếc xe, ngồm nàm mẩu bánh mì cho đỡ đói.
Sự trải nghiệm, khám phá, vui chơi không còn đủ thời gian cho Chánh. Với thầy cô là những bài học, với cha mẹ là những lời dặn dò răn dạy, với bản thân là những chừng sóng cuốn em vào những guồng quay vô hình, cố chạy thật nhanh để kịp với nhịp sống nài kia.
Đứa trẻ ấy chỉ mong chờ đến hè về, trút bỏ cái hối hả của thành phố phồn hoa, sống những ngày thư thả đầy chân quê. Hạnh phúc chỉ bó hẹp trong những mong muốn ấy. Rồi khi hết hè, hết tết lại tiếc hùi hụi chờ đến sang năm.
Sống chậm mùa covid -19
Những ngày qua, dịch viêm phối cấp do chủng mới của virus corona với tên gọi Sar –covid -2 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống toàn xã hội. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhiều trường học, cửa hàng đã phải đóng cửa. Chủ doanh nghiệp cố cầm cự. Người lao động thất nghiệp. Học sinh, sinh viên phải ở nhà thay vì ở trường. Chính sự xuất hiện của covid -19 đã làm đảo lộn trật tự sinh hoạt của xã hội.
Những tổn thất là điều ai cũng nhận thấy. Nhưng khi gạt qua vấn đề kinh tế, đối với nhiều người, những ngày căng thẳng đối phó với dịch Covid -19 bỗng trở thành khoảng thời gian “có một không hai” để sống chậm hơn, để cảm nhận rõ hơn về những thứ xung quanh, trút bỏ gánh nặng của thành phố.
Quê hương lúc này là chốn đi về cuối cùng. Về với quê hương, Chánh được sống đúng với định nghĩa “tuổi thơ dữ dội”. Nét tinh nghịch lại một lần nữa xuất hiện một cách hiếm hoi mà rõ ràng trên khuôn mặt Chánh. Đôi mắt có khi lại ánh lên vẻ trầm trồ đúng kiểu “mắt chữ O mồm chữ A” khi lần đầu tận mắt chứng kiến cái gọi là “xuân thu nhị kỳ”. Về với cuộc sống chân quê, đứa trẻ thành phố như em từng có chút kiêu ngạo nay cũng trở nên giản dị, chan hòa và cởi mở hơn. Xa rời nhịp sống tấn bật thành phố, hòa mình lối sống dung dị, Chánh như biết trân quý hơn những gì nhỏ nhặt. Xa rời thành phố, Chánh mới có dịp tách rời khói bụi.
Sống chậm lại nên Chánh có cơ hội làm đủ trò tinh nghịch thay vì mấy trò chơi điển tử vô bổ. Cũng vì chậm lại mà Chánh mới có dịp được “xõa” thay vì mỗi sáng sớm phải nhíu mày, cau có vì tiếng chuông báo thức, vội vàng quần áo, cặp sách để kịp lao vào dòng xoáy cuồng nhiệt của cuộc đời. Chậm lại nên những thú vui của cu cậu không trở nên vô nghĩa.
Đây chắc hẳn là vé đi về tuổi thơ một cách đúng nghĩa của bao đứa trẻ thành phố giữa mùa dịch. Thôi thì dịch bệnh cứ sống chậm lại để cảm nhận và yêu thương nhau nhiều hơn.
Tìm đến câu chuyện của em Ngô Quốc Chánh, em chia sẻ: “Tình hình dịch bệnh lan ra ngày càng rộng, mặc dù gia đình em biết việc di chuyển trong thời gian này là hoàn toàn không nên và có thể ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của nước ta, nhưng vì sự an toàn của bọn em, bố mẹ đã quyết định đưa bọn em về quê nại chờ dịch nguôi nai sẽ đón mấy anh em về”.
Chánh tỏ ra rất khoái chí khi kể cho tôi nghe về những điều thú vị mà mấy anh em cùng ông bà nại đã làm ở Bến Tre: “Mỗi lần về quê là một lần chúng em có thêm những trải nghiệm mới. Lần này về tránh dịch đúng lúc đàn gà vào dịp đẻ trứng. Hôm qua, bọn em cùng ông bà đi nhặt trứng gà rồi làm một cái bếp dã chiến và xơi ngay tại trận”. Rồi kể tiếp: “Nại bọn em khéo tay lắm, thương chúng em, Nại còn làm tặng mấy đứa một căn nhà chòi bằng lá dừa chính hiệu Bến Tre”.
Vốn mê chụp hình, Chánh được bố mẹ mua cho một chiếc máy ảnh để chụp tập tành, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Hỏi về những điều đáng nhớ quê Nại, em để tôi xem một loạt bức hình của mấy anh em ở quê.
“Ở thành phố, nhiều lúc nhận được trứng gà nhà Nại gửi lên mà cũng chẳng biết con gà nói đẻ như nào. Nay về đúng lúc đàn gà nhà Nại nhảy ổ. Nại bảo gà này đẻ lang nên phải đi tìm. Mò mẫn của buổi trưa cuối cùng mấy ông cháu cũng tìm thấy ổ trứng gà mới nguyên nằm sau vườn”
“Hí hửng vì tìm được ổ trứng gà mới nguyên, Nại kéo ngay cả nhà ra bày kèo xơi ngay cả ổ trứng. Một cái bếp dã chiến được nhóm lên trong vòng một nốt nhạc. Lửa bén. Nước sôi sùng sục. 15 phút sau là ổ trứng đã bay cái vèo. Nn đáo để chị ạ”
“Lâu lâu mới có dịp về quê nên Nại bảo chơi được gì cứ chơi. Nại thương sống ở thành phố chẳng có gì để chơi thế là lại hì hục đi nhặt đống là dừa nài vườn, dựng cho chiếc chòi bằng lá dừa để mấy đứa chơi đồ hàng”
Phía sau những giây phút bình yên là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của hàng vạn con người. Sống chậm lại những ngày này là cách để góp sức giữ cho những con số đáng sợ trên bảng thông báo dịch bệnh không tăng nhanh và luôn trong phạm vi có thể kiểm soát.
Hồng Nhung
Cùng chuyên mục
Bình luận