Có nên học nhiều nại ngữ cùng lúc?
(Sóng Trẻ) - Đi dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, đoạn qua ĐH Nại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi sự dày đặc những tấm biến quảng cáo về những khóa học nại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Nhật, Ý… Điều đó cho thấy mức độ “phủ sóng” cao của các nại ngữ khác nhau hiện nay, nhưng học nhiều nại ngữ cùng lúc lại có nhiều vấn đề đáng bàn.
Lợi bất cập hại
Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, nại ngữ là môn bắt buộc, là môn điều kiện cho nhiều kì thi. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Đó là công cụ để giao tiếp, hội nhập với thế giới.
Những trung tâm đào tạo nại ngữ mọc lên như nấm sau mưa
Hoàng Anh – sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội cho biết: “Trong thời đại này mà không biết nại ngữ coi như “mù chữ”. Mình thấy ngành nghề nào hiện nay cũng cần đến nại ngữ. Chính vì vậy, mình thấy sinh viên cần học nhiều thứ tiếng thì sau này mới có cơ hội tìm việc làm”.
Cũng giống như Hoàng Anh, nhiều sinh viên nhận thấy vai trò của nại ngữ nên đã đổ xô đi học tại nhiều trung tâm đào tạo nại ngữ không đảm bảo chất lượng, cốt chỉ để lấy chứng chỉ. Nhiều người trong số họ vẫn nghĩ rằng, học càng nhiều, biết càng nhiều thứ tiếng thì càng tốt, càng có lợi cho công việc sau này.
Trên thực tế đã có nhiều người “tiền mất, tật mang” – họ không chỉ mất tiền mà còn thấy mệt mỏi khi học nhiều nại ngữ cùng lúc. Đó là trường hợp của Diệu Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Từ khi đăng kí theo học lớp tiếng Trung và tiếng Anh, lịch học của Linh luôn dày đặc vì phải học 3 ca/ngày, cô bạn còn có ý định đi học tiếng Đức và tiếng Ý. Buổi sáng học trên lớp, buổi chiều học tiếng Anh, buổi tối học tiếng Trung nên ngày nào đến lớp Linh cũng ở trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Linh tâm sự: “Có hôm đến lớp mình chỉ ngủ thôi, vì tối đi học về cũng gần 10h, rồi lại làm bài tập nữa nên sáng nào đi học cũng buồn ngủ”. Học trên lớp đã vậy, tại các trung tâm, tình hình cũng không được cải thiện là bao. Linh cho biết: “Ở lớp tiếng Trung của mình, nhiều bạn cũng chạy sô với lịch học, đến lớp tranh thủ ăn, tranh thủ ngủ cho đỡ mệt”.
Không chỉ có mệt mỏi, nhiều người không còn thời gian để thực hành những nại ngữ đang học, ít có thời gian nghỉ ngơi, giao lưu với bạn bè. Quỳnh Nga – bạn học tiếng Anh với Linh cho hay: “Có hôm, tớ về nhà người mệt rũ, không muốn làm gì, tắm giặt xong là đi ngủ, bỏ cả bài tập trên lớp chính”.
Bên cạnh đó, nhiều thứ tiếng không có tính ứng dụng cao, nhất là các loại nại ngữ “hiếm” như tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha... Một số người học nại ngữ vì yêu thích song có nhiều người đi học theo đám đông, thấy bạn bè học thì cũng học.
Có nhiều bạn, học nại ngữ vì sở thích nhất thời dù nó không có tính ứng dụng cao. Nguyễn Thị Đào – ĐH Sư phạm Hà Nội bộc bạch: “Hồi năm nhất, bạn thân của mình rủ học tiếng Đức, mình cũng đi học nhưng sau này chả có cơ hội mà dùng”. Còn bạn Nguyễn Hoài Thu – ĐH Hà Nội nói: “Mình đang theo học tiếng Đức ở viện ethe. Ban đầu mình không định học, nhưng lớp mình có nhiều người đi nên mình cũng đi thôi, mình không xác định là có sử dụng tiếng Đức hay không”.
Lựa chọn những phương pháp thông minh
Học và biết nhiều nại ngữ là bước đệm quan trọng cho mỗi sinh viên trước khi ra trường. Có nhiều người học nại ngữ song số người biết phương pháp học hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác thì không nhiều.
Học đi đôi với hành
Học nại ngữ cần phải trau dồi vốn từ và kết hợp với thực hành tốt. Thay vì bạn bỏ hàng giờ ngồi đọc những cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp… bạn hãy tham gia vào những câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Trung… Ở đó, bạn không chỉ được nâng cao phản xạ khi nói chuyện với người nước nài mà còn được luyện nghe, nói, trau dồi thêm vốn từ của người bản địa, nâng cao kĩ năng giao tiếp… Bạn Thùy Dung, thành viên CLB Tiếng Anh Soda ( Nguyễn Hoàng Tôn, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Đến với CLB mình được gặp gỡ nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau, không chỉ hiểu thêm về văn hóa của nước họ, mình còn sửa được cách phát âm và tự tin hơn khi nói chuyện với người nước nài”.
Bên cạnh đó, bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lí, cần cân bằng giữa công việc học chính tại trường và việc học thêm nhiều nại ngữ. Bạn Lan Anh – ĐH Nại ngữ Hà Nội cho hay: “Theo kinh nghiệm của mình, muốn học nại ngữ thì nên chuyên sâu về một hoặc hai loại nào đó, không nên học lan man, vừa tốn tiền lại không đem lại kết quả. Hơn nữa, nên lựa chọn những loại nại ngữ phổ biến, thông dụng và có tính ứng dụng cao”.
Thiết nghĩ, việc học nhiều nại ngữ là quan trọng, là cần thiết trong thời kì hội nhập song học quá nhiều nại ngữ cùng lúc lại có thể mang tới tác hại mà ta không lường trước được.
Lưu Thị Nhạn
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận