Có nên tổ chức các Gameshow tìm kiếm tài năng "nhí" ?

(Sóng trẻ) - Nhiều góc khuất vẫn còn tồn tại bên những lợi ích mà các chương trình tìm kiếm tài năng “nhí” mang lại khiến không ít khán giả phải đặt câu hỏi liệu có nên tiếp tục tổ chức những chương trình này.

Từ nơi tài năng “nở rộ”…

Qua nhiều mùa phát sóng, các chương trình tìm kiếm tài năng “nhí” như Đồ rê mí, Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hòan vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí... đã trở thành sân chơi để nhiều em nhỏ thỏa sức thể hiện niềm đam mê nghệ thuật của mình. Không ít tài năng đã được “khai quật” từ những chương trình này. Đặc biệt, với tính chuyện nghiệp cao, có sự góp mặt của các chuyên gia có “tên tuổi” trong làng nghệ thuật, trẻ em nài dịp thử sức còn có cơ hội được đào tạo bài bản, có khởi đầu dễ dàng hơn khi bước chân vào con đường nghệ thuật do đã tạo được độ “phủ sóng” cao.

247395a0f_quangthanhdangquang_02cc1.jpg

Các chương trình gameshow tìm kiếm tài năng "nhí" hiện nay

Bên cạnh việc là nơi để các tài năng “nhí” tỏa sáng, các gameshow còn đóng vai trò như một hình thức sinh hoạt nại khóa. Trong thời gian phát sóng, các em đa phần sẽ được ăn, ngủ, tập luyện cùng nhau, từ đó có điều kiện giao lưu, kết bạn cũng như học hỏi các kĩ năng sống để thích ứng với môi trường mới. Cô Bùi Minh Hạnh (Tô Hiệu, Cầu Giấy) nhận xét: "Những chương trình dành cho trẻ em tham gia trên sóng truyền hình như thế này tạo cho các bé cơ hội để giao lưu, gặp gỡ với các bạn, từ đó năng động, hoạt bát hơn, bớt nhút nhát và một phần nào đó giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ."

Không chỉ có vậy, các show thực tế còn tạo cho không ít em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn cơ hội “đổi đời”. Đơn cử như  Hồ Văn Cường – quán quân Vietnam Idol Kids 2016. Trước khi thắng cuộc thi này, tuy mới 13 tuổi nhưng Cường đã phải chạy hát đám cưới để có tiền phụ giúp cho gia đình. Câu chuyện của Cường vô cùng cảm động nhưng chính giọng hát chân chất, đầy tình cảm của em mới là thứ khiến khán giả lay động và giúp em “lên ngôi” ở Vietnam Idol Kids và chắc chắn sau cuộc thi, Cường sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn. Có thể nói những gameshow này đem lại nhiều cơ hội vô cùng lớn để các em thay đổi cuộc sống bằng chính tài năng của mình.

 0fcd58c80_ho_quang_cuong.jpg

Nhiều cơ hội đến với Hồ Văn Cường hơn sau khi đăng quang Vietnam Idol Kids

… đến “đấu trường” khốc liệt

Khó có thể phủ nhận sức hút đến từ những chương trình tìm kiếm tài năng dành cho trẻ em, tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng những gameshow này như “con dao hai lưỡi”, tác động tiêu cực đến các thí sinh “nhí”.

Là chương trình thi tài năng cho trẻ em, lượng khán giả “nhí” chiếm vai trò chủ đạo nhưng đôi khi các tiết mục biểu diễn trong các chương trình này lại khiến khán giả lầm tưởng mình đang xem gameshow của người lớn. Không ít lần, những bản tình ca như I will always love you, Biển nhớ,… lại được dịp cất lên ở những cuộc thi “nhí” mà có khi chính các em cũng không hiểu nội dung ca khúc mình vừa trình bày. Có những tiết mục lại đòi hỏi kĩ thuật quá cao khiến trẻ em phải “gồng mình”, gắng sức hoặc được biên đạo động tác không phù hợp với lứa tuổi các em.
 
be17875ca_cao_khanh.jpg

Thí sinh Cao Khánh phải “gồng mình” thể hiện ca khúc “Vết chân tròn trên cát” trong The Voice Kids mùa 1

Việc học tập của các em cũng là điều các phụ huynh quan tâm khi tham gia các gameshow tìm kiếm tài năng. Thông thường, mỗi chương trình kéo dài từ 3 đến 6 tháng và các em phải chuẩn bị rất lâu trước khi lên sân khấu nên chuyện học hành bị ảnh hưởng là điều khó tránh. Nếu may mắn đạt giải, nhiều em có lẽ sẽ không còn cơ hội tận hưởng tuổi thơ đúng nghĩa mà phải chạy show, học thêm các khóa về nghệ thuật và thậm chí còn không có thời gian để đến trường. 

Tham gia các gameshow thực tế, trẻ em còn phải đối mặt với nguy cơ chịu tổn thương từ các bình luận ác ý trên mạng. Á quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên - Phương Mỹ Chi từng thổ lộ: “Em rất buồn khi nghe mọi người chê bai, miệt thị. Có lần em mặc trang phục không phù hợp, bị “ném đá” không thương tiếc. Cả đêm em không ngủ được vì khóc”. Được quan tâm nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc các thần tượng “nhí” phải chú ý giữ gìn hình ảnh, vô tình phải giã từ tuổi thơ quá sớm mà không được quyền hồn nhiên, vô tư như các bạn đồng trang lứa.
 
b9966d2a2_htrinhlotxacphongcachcuacacthisinhthevoicekids.jpg

Phương Mỹ Chi - Á quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên

Nhạc sĩ Thanh Bùi từng thẳng thắn chia sẻ: “Nhìn tuổi thơ và sự hồn nhiên của một đứa bé bị mất đi khi phải bước chân vào một chương trình, quả thật rất tội nghiệp và rất thiệt thòi”. Chưa kể, nhiều em với tâm lý non nớt có thể phản ứng tiêu cực khi bị tổn thương, dẫn đến những cái kết không đáng có. Chính nhạc sĩ Thanh Bùi cũng cho rằng đã đến lúc dừng các cuộc thi tìm kiếm tài năng trên truyền hình bởi chúng làm ta quên mất rằng nghệ sĩ cần phải có bản lĩnh và phải được rèn luyện rất nhiều chứ không phải “một bước trở thành sao”.

Những ý kiến trái chiều trên khiến không ít người băn khoăn với câu hỏi liệu những thành công của cuộc thi có đáng để các em đánh đổi bằng những tổn thương không đáng có?

Từ ngày 19/9 đến ngày 25/9, Ban biên tập Sóng trẻ xin được mở diễn đàn “Có nên tổ chức các gameshow tìm kiếm tài năng “nhí”?” nhằm thu nhận ý kiến của độc giả về vấn đề này. Mọi bình luận tham gia diễn đàn xin gửi về trang tin Sóng trẻ qua email: [email protected] hoặc tại đây (form ogle docs). 

Trân trọng cảm ơn!




Mới đây, Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc (SAPPRFT) vừa ra thông báo cấm sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình thực tế có trẻ em tham gia, nhất là con cái của các ngôi sao nổi tiếng. Việc làm này nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi những ám ảnh mê muội về sự “nổi tiếng sau một đêm”.  SAPPRFT cho biết sẽ “kiểm duyệt gắt gao” các chương trình truyền hình thực tế sau thông báo này. Ngay sau đó, một số gameshow đang ăn khách tại Trung Quốc như "Bố ơi mình đi đâu thế?", "Bố đã trở lại" đã phải dừng phát sóng.


BBT Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN