COVID-19 - “Kẻ đánh cắp niềm vui trẻ em”

(Sóng trẻ) - Trẻ em Việt Nam là một trong số 1,6 tỷ trẻ em trên thế giới phải gánh chịu những thiệt thòi về tinh thần do tác động của Covid-19. Ngừng đến trường để phòng, chống dịch, nhưng các em vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của một người học sinh đồng nghĩa với việc phải thực hiện các công việc thường ngày qua nền tảng số như học online, thi online. Không được gặp mặt bạn bè, thầy cô, không được thoả thích nô đùa, vui chơi trong không gian công cộng là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong cảm xúc, hành vi của các em.


Đêm đến, trằn trọc vì không ngủ được, Minh Anh ( học sinh lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn TP.Hà Nội ) cầm trên tay chiếc smartphone và lướt một cách vô thức. Mọi hoạt động trong ngày của em đều gắn liền với những trang thiết bị điện tử khiến em vô tình bị cuốn vào lối sống mơ hồ. Không còn những buổi học trực tiếp trên trường hay giao lưu văn nghệ sau giờ học vì giãn cách xã hội, lâu ngày em cảm thấy xa lánh xã hội, sợ phải giao tiếp và quay trở lại cuộc sống tấp nập như trước kia. Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với sức khoẻ tinh thần của trẻ em là có thật, lây lan gián tiếp từ người lớn làm không ít trẻ em có xu hướng thu mình với thế giới bên ngoài và dần gặp phải nhiều vướng mắc tâm lý.


Còn nhớ, những ngày đầu giãn cách xã hội nhiều em học sinh còn bày tỏ niềm khao khát được đến trường, nhưng dần dần các em lại ỉ lại lối sống thụ động, không kết nối. Việc phải sử dụng internet và các thiết bị điện tử vô hình làm nhiều em từ không sử dụng điện thoại thành nghiện điện thoại, từ không chơi game trở thành nghiện game. Nhiều phụ huynh còn phản ánh rằng con mình trầm hẳn đi, không nói chuyện nhiều với bố mẹ như kia, thậm chí nhiều em luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, cáu gắt. Riêng TP.Hồ Chí Minh - ổ dịch lớn nhất của nước ta trong đợt dịch vừa rồi xuất hiện nhiều trẻ em bị sang chấn tâm lý do từng là bệnh nhân của Covid-19 hay người nhà các em là những bệnh nhân chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh.


 Theo nhiều chuyên gia tâm lý học không khó để nhận ra một trẻ đang gặp rối loạn tâm lý. Các em sẽ có nhiều biểu hiện bên ngoài như xã lánh xã hội, cáu kính, kém tập trung, chán ăn,.. hay thậm chí là bệnh lý như đâu đầu, đau bụng.  Trầm cảm kéo dài không được phát hiện kịp thời có thể đẩy các em sang tình trạng nhạy cảm cao, trầm cảm và nặng nề nhất làgiải pháp tự tử... Từ nhiều đánh giá thì các biểu hiện trầm cảm do Covid-19 này xuất hiện hằng ngày, trong thời gian kéo dài từ 2 tuần cho đến 1 tháng.


Em Nguyễn Việt Linh ( khách mời tham gia Ngày kỷ niệm Trẻ em Thế giới ) chia sẻ : “Khi mà phải tuân thủ việc giãn cách thì em bị bó hẹp trong một không gian rất là nhỏ, và mình cảm thấy rất ức chế, căng thẳng. Mình cũng tin rằng là nhiều bạn trẻ cũng có cái cảm giác rất ức chế. Qua báo đài mình còn thấy được các bạn ở tâm dịch ở phía Nam cũng có sự lo âu, sự sợ hãi tăng lên rất nhiều so với các bạn sống ở ngoài vùng dịch. Không chỉ thế người lớn cũng bị ảnh hưởng, nhiều người lớn mất việc làm dẫn đến căng thẳng, cãi vãi trong ra đình. Và chính những con trẻ trong gia đình như chúng mình lại vô tình hứng chịu những căng thẳng của cha mẹ" 


Bố mẹ làm sao hãy bỏ điện thoại xuống, bỏ màn hình xuống, cố gắng nói chuyện với con nhiều hơn để mà quan tâm đến sức khoẻ tâm thần cảu các con. Nhiều quan sát cho thấy có vẻ như mọi người  sống với điện thoại nhiều hơn là sống với con cái, trao đổi với con cái của mình. Do vậy phụ huynh sẽ phải thay đổi thói quen đó, tăng cường sự giao tiếp với các con.


Đại dịch đã cho  ta thấy được sự bất ổn ở thế giới bên ngoài và cách thế nó đã ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện quyền trẻ em. Ví dụ như các em phải cách ly khỏi những môi trường thân quen của mình, các em có những sự sợ hãi nhất định, sự không chắc chắn về giáo dục. Đồng thời đại dịch này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề sức khoẻ tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Khi nhắc về vấn đề tâm thần mọi người thường nghĩ đây là vấn đề tiêu cực những thực ra không phải như vậy, sức khoẻ tâm thần cũng quan trọng như sức khoẻ thể chất. “Trong chúng ta ai ai cũng có đều có cả 2 sức khoẻ này và chúng ta phải bảo vệ sức khoẻ tâm thần của mình giống như bảo vệ sưc khoẻ thể chất, hai yếu tố này cộng lại mới tạo ra một cơ thể khoẻ mạnh. Nhiều người vẫn có quan niệm kì thị sức khoẻ tâm thần, chính điều này đã ngầm tạo nên một đại dịch thầm lặng” - Bà Rana Flowers Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu tại Lễ Kỷ Niệm ngày Trẻ Em thế giới 2021 vừa qua.

ba-rana-flowers-tai-ngay-ky-niem-tre-em-the-gioi-17_11-vua-qua-anh_-ctv-doan-7.png
Bà Rana Flowers Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu tại Lễ Kỷ Niệm ngày Trẻ Em thế giới 2021

Chuyên gia Nguyễn Thành Nam ( Đại học Quốc gia Hà Nội ) cho biết : “ Rõ ràng trong đoạn thời gian khó khăn này có rất nhiều các nguy cơ và những áp lực nhưng quản lý sức khoẻ tinh thần là một trong những kỹ năng rất quan trọng không chỉ trong thời gian đại dịch mà là một kỹ năng cần có của thế kỷ 21” . Gia đình, người thân, và ngay cả chính các em nhỏ cũng nên chăm sóc 4 trụ cột chính, trụ cột thể chất chính là trụ cột đầu tiên. Tiếp theo đó là cân bằng những trụ cột cảm xúc, trụ cột xã hội và cuối cùng là  trụ cột về mặt nhận thức. 

chuyen-gia-nguyen-thanh-nam-tra-loi-cau-hoi-cua-pv-anh_-ctv-doan-8.png
Chuyên gia Nguyễn Thành Nam trả lời câu hỏi của PV

 

“18 tháng qua là khoảng thời gian dài đằng đẵng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Những đợt phong tỏa toàn quốc và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các em phải trải qua những năm tháng cuộc đời khó quên khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, việc vui chơi - những yếu tố then chốt của tuổi thơ. Đại dịch đã gây ra những tác động đáng kể, song đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Từ trước khi đại dịch bùng phát, đã có quá nhiều trẻ em phải gánh chịu những vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được giải quyết. Đầu tư của các chính phủ vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp thiết này còn hạn chế. Mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và kết quả cuộc sống trong tương lai chưa được quan tâm đúng mức”...- Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore khẳng định qua thông cáo báo chí về tâm lý trẻ em trong tháng 11 vừa qua.

Điều cần làm giờ đây không đơn giản là có những điều chỉnh về tâm lý, giúp đỡ trẻ em - trẻ vị thành niên nữa. Vấn đề sức khoẻ tinh thần chỉ được hoá giải khí các nhà chức trách có những biện pháp mở cửa lại trường học an toàn như công tác phòng chống dịch tốt, triển khai tiêm Vaccine thì mới mong đưa con em dần hoà nhập trở lại cuộc sống bình thường mới.

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN