“Đại dương không lớn như ta nghĩ”
(Sóng Trẻ) - Đại dương không phải là một bể chứa rác vô tận, những gì ta thải ra biển sẽ quay trở lại tác động lên chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy con người cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển. Đó là nội dung chính được đề cập tới trong hội thảo “Một cái nhìn về biển cả”.
Hội thảo “Một cái nhìn về biển cả” được tổ chức bởi Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD) nhằm giới thiệu, thảo luận một số khía cạnh trong vấn đề phát triển biển cũng như những mối đe dọa đối với biển ở phạm vi khu vực và thế giới. Hội thảo được tổ chức vào tối ngày 12/6 tại Hội trường Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).
Hội thảo “Một cái nhìn về biển cả” được tổ chức bởi Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD) nhằm giới thiệu, thảo luận một số khía cạnh trong vấn đề phát triển biển cũng như những mối đe dọa đối với biển ở phạm vi khu vực và thế giới. Hội thảo được tổ chức vào tối ngày 12/6 tại Hội trường Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).
Hội thảo có sự tham gia của 3 vị diễn giả (từ trái qua phải): ông Chu Văn Thước (nghiên cứu viên tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Hải Phòng), ông Xavier Mari (nghiên cứu viên của Viện IRD UMR ECOSYM) và ông Hubert Loisel (nghiên cứu viên của Viện IRD UMR LES)
Bao phủ 70% diện tích bề mặt Trái đất, biển có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Hệ sinh thái Trái đất. Những năm trở lại đây, sự biến đổi khí hậu cũng như sự gia tăng ô nhiễm biển đã tạo nên tác động xấu tới môi trường sinh thái biển, trực tiếp gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của con người.
Thông qua những số liệu, dẫn chứng cụ thể, các vị diễn giả đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về thực trạng ô nhiễm biển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng; đồng thời chỉ ra mối đe dọa lớn nhất đối với biển là xuất phát từ chính hoạt động và ý thức của con người.
Thông qua những số liệu, dẫn chứng cụ thể, các vị diễn giả đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về thực trạng ô nhiễm biển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng; đồng thời chỉ ra mối đe dọa lớn nhất đối với biển là xuất phát từ chính hoạt động và ý thức của con người.
Những hình ảnh sống động về tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Theo diễn giả Xavier Mari: nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm hiện nay chính là sự gia tăng dân số. Kể từ sau cuộc Cách mạng công nghiệp, dân số thế giới tăng nhanh dẫn tới tăng tiêu thụ, tăng lượng thực phẩm cần sử dụng… từ đó tạo ra nhiều chất thải hơn, trong đó có cả những chất thải khó phân hủy như túi nilon. Con người thường có suy nghĩ đại dương rộng lớn giống như một bể chứa rác khổng lồ, vì vậy họ hồn nhiên xả rác bừa bãi xuống biển, gây nên tình trạng ô nhiễm biển nghiêm trọng như hiện nay.
Biểu đồ sự gia tăng dân số thế giới, đi kèm với sự gia tăng lượng khí thải CO2 gây ô nhiễm môi trường.
Dựa trên thực trạng ô nhiễm biển hiện nay, diễn giả đã xây dựng 4 kịch bản cho tương lai nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn. Mỗi kịch bản đều nêu ra những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra với cuộc sống con người nếu như có quá nhiều hợp chất kích thích sự phát triển các loại sinh vật, có quá nhiều hợp chất độc hại, có quá nhiều hợp chất làm biến đổi thành phần hóa học của biển hay có quá nhiều rác thải túi ni lông.
Bất cứ loại vật chất nào khi được thải ra với lượng lớn đều gây ô nhiễm
Ý thức kém của con người cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên sự biến đổi khí hậu trên Trái đất hiện nay. Sự nóng lên của Trái đất là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng mực nước biển dâng cao. Đây là mối đe dọa lớn đối với đời sống và sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với Việt Nam – quốc gia có đường bờ biển dài và 55% dân số sống ở vùng duyên hải.
Thông qua khảo sát và nghiên cứu, diễn giả Hubert Loisel dẫn ra số liệu: tại Việt Nam, theo số liệu đo bởi vệ tinh, mực nước biển dâng cao từ 3 đến 8 mm/năm trong giai đoạn từ 1992-2012. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m sẽ dẫn tới tình trạng ngập lụt cục bộ ở các vùng ven biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thông qua khảo sát và nghiên cứu, diễn giả Hubert Loisel dẫn ra số liệu: tại Việt Nam, theo số liệu đo bởi vệ tinh, mực nước biển dâng cao từ 3 đến 8 mm/năm trong giai đoạn từ 1992-2012. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m sẽ dẫn tới tình trạng ngập lụt cục bộ ở các vùng ven biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kịch bản về sự thay đổi nhiệt độ trung bình ở các vùng miền trong cả nước trong thế kỉ 21.
Sự biến đổi khí hậu còn làm độ pH của biển giảm khiến nước biển bị axit mạnh, tảo biển phát triển nhanh. Đây là những tác động xấu, ảnh hưởng tới khả năng tồn tại của các loài sinh vật biển.
Hội thảo “Một cái nhìn về biển cả” là hoạt động thiết thực giúp nâng cao nhận thức mọi người trong việc bảo vệ môi trường biển và môi trường sinh thái hiện nay. Con người là chủ thể của tự nhiên và xã hội, môi trường sinh thái trong tương lai sẽ đi theo kịch bản nào, đó là phụ thuộc hoàn toàn vào hành động và ý thức của con người.
Hội thảo “Một cái nhìn về biển cả” là hoạt động thiết thực giúp nâng cao nhận thức mọi người trong việc bảo vệ môi trường biển và môi trường sinh thái hiện nay. Con người là chủ thể của tự nhiên và xã hội, môi trường sinh thái trong tương lai sẽ đi theo kịch bản nào, đó là phụ thuộc hoàn toàn vào hành động và ý thức của con người.
Hoàng Minh
Cùng chuyên mục
Bình luận