“Đạo văn”, “đạo báo” trong các cơ sở đào tạo báo chí


(S
óng trẻ)Không hiếm trường hợp giảng viên ngồi hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ phát hiện ra trong khóa luận, luận văn mình đang chấm có những đoạn, những trang sao chép y nguyên từ một bài báo hoặc quyển sách của mình. Thậm chí, người đi chép cũng không biết mình chép của ai vì những thông tin đó đã được thay tên đổi chủ nhiều lần!

fbde899c9_dao_van.jpg

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Những tuần qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo mạng điện tử bàn nhiều đến vấn đề bản quyền trong báo chí, bắt nguồn từ việc lãnh đạo báo Năng lượng Mới dọa kiện trang Baomoi.com do trang này tự động lấy lại tin bài bất hợp pháp.

Tuy nhiên, không phải đến khi báo Năng Lượng Mới lên tiếng công khai và quyết liệt mọi người mới biết đến tình trạng đáng buồn này. Báo Tuổi trẻ TP.HCM đã tổng kết và rút ra “5 hình thức “ăn cắp” trên báo mạng”. Đó là: Rút tin tự động, “ăn cắp nguyên con”, “ăn cắp gia công”, “xào nấu”, “tổng hợp tin tức”. Điều này cho thấy vấn đề vi phạm bản quyền, đặc biệt trên báo mạng điện tử đã trở thành một thực trạng phổ biến, gây nhức nhối và có nhiều hình thức biến tướng.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến tình trạng vi phạm bản quyền của sinh viên báo chí nói chung, sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử nói riêng trong các cơ sở đào tạo báo chí. Đây là một hiện tượng đáng buồn nhưng lâu nay vẫn diễn ra với muôn hình vạn trạng, nhiều cách, nhiều kiểu.

Sinh viên báo chí sao chép, cắt dán tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo…) để làm bài luận, tiểu luận đã không còn là hiện tượng đơn lẻ mà diễn ra khá phổ biến. Có hai sinh viên khi cùng nhận điểm 0 vì hai tiểu luận giống nhau đến từng dấu phảy đã lên tiếng kêu oan và cho rằng họ không hề cho nhau chép bài. Hóa ra, cả hai cùng đi mua tiểu luận nài hàng phô tô ở cổng trường!

Tình trạng trích dẫn thông tin trong nghiên cứu khoa học, làm khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên báo chí cũng có rất nhiều điều đáng bàn. Trước khi làm khóa luận, luận văn, luận án các sinh viên, học viên đều được các cơ sở đào tạo hướng dẫn rất cụ thể, rành mạch và đưa ra những quy chuẩn trong việc trích dẫn. Tuy nhiên, không ít đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận, luận văn được viết ra một cách trơn tru, chẳng hề có trích dẫn mà nếu trích cũng không theo một quy chuẩn nào.

Không hiếm trường hợp giảng viên ngồi hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ phát hiện ra trong khóa luận, luận văn mình đang chấm có những đoạn, những trang sao chép y nguyên từ một bài báo hoặc quyển sách của mình. Thậm chí, người đi chép cũng không biết mình chép của ai vì những thông tin đó đã được thay tên đổi chủ nhiều lần!

a1781fab1_chi_muc.jpeg

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Để viết một bài báo thì cần phải đi thực tế, viết một bài luận hay bài nghiên cứu khoa học thì cần phải đọc rất nhiều tài liệu. Nhưng những điều này dường như quá xa vời đối với nhiều sinh viên báo chí ngại đi, ngại đọc và lười suy nghĩ. Khi nhận được yêu cầu thực hành hay sáng tạo tác phẩm của giảng viên, không ít sinh viên nghĩ ngay đến việc mở mạng, tìm kiếm, đọc lướt và sao chép. Sinh viên báo chí sao chép tác phẩm báo chí dưới nhiều hình thức. Từ việc  đạo ý tưởng, chủ đề tác phẩm, đạo ý khái quát trong nhiều tác phẩm để lắp ghép thành bài của mình, đến sao chép nguyên si câu, đoạn và có khi là cả tác phẩm của người khác.

Trong nhiều môn học liên quan đến chuyên ngành, lớp học thường được tổ chức thành một tòa soạn báo mạng điện tử. Các em cũng phải thực hành, phải trải qua tất cả các công đoạn của quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Ở Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), từ năm 2008 đến nay, thầy và trò chuyên ngành Báo mạng điện tử đã duy trì trang thông tin điện tử Sóng trẻ (hoạt động theo giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông). Hiện trang web Sóng trẻ có ba tên miền là Songtre.tv, Songtre.com.vnBaochitre.vn. Đây là nơi đăng tải những tác phẩm mới của sinh viên báo chí.

Một trong những yêu cầu khi đăng tin bài lên Sóng trẻ là bài viết phải chưa được đăng tải ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Nếu phát hiện bài viết đã được đăng hoặc lấy lại từ tờ báo khác thì ngay lập tức sẽ bị rút xuống và ngừng cộng tác với người gửi bài. Đã không ít lần phát hiện ra trường hợp sinh viên “mượn” bài của người khác. Việc phát hiện này có khi do giảng viên, cũng có khi do chính các em sinh viên. Cơ chế sinh viên tự giám sát nhau tỏ ra khá hiệu quả.


Để phát hiện những bài báo sinh viên “mượn” của người khác, trong nhiều môn học giảng viên yêu cầu sinh viên khi nộp bài phải nộp cả bản mềm. Nếu thấy đoạn nào khả nghi, viết trơn tru, sáng lạ một cách bất thường thì sử dụng ogle “thần trưởng” để kiểm tra. Tuy nhiên, điều này cũng không dễ. Hiện tại, sĩ số trung bình của một lớp ngành báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền khoảng 50 sinh viên, ở Khoa Báo chí Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) là 80 - 100 sinh viên, có thời điểm lớp học đông lên đến 150 – 180 sinh viên. (Theo ý kiến của chuyên gia nước nài, các lớp học chuyên ngành báo chí không nên vượt quá 20 người). Với quy mô sĩ số như thế cộng với số lượng tác phẩm thực hành nhiều và công nghệ cao trong ”copy – paste” thì nhiệm vụ phát hiện đạo báo của giảng viên nhiều khi là bất khả thi.

Sinh viên báo chí sẽ là những nhà báo trong tương lai của mỗi nền báo chí, vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường rất cần có sự quan tâm giáo dục về đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Và công việc này cũng quan trọng không kém việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các em.

Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, môn học “Đạo đức nghề nghiệp và Luật Báo chí” đã được đưa vào giảng dạy từ năm 1995. Nội dung và phương pháp giảng dạy được đổi mới theo thời gian. Đấy không còn là những bài giảng đạo đức chung nữa mà đã gắn với thực tế nhiều hơn, sử dụng các tình huống, các trường hợp cụ thể để sinh viên tranh luận, đưa ra ý kiến. Các tình huống đều xoay quanh các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo như: Nhà báo với nguồn tin, nhà báo với công chúng, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm, nhà báo với đồng nghiệp… Có trường hợp: Một phóng viên được một ngân hàng tài trợ để đi học ở nước nài, khi về họ yêu cầu anh ta viết một bài về ngân hàng (ngân hàng đó làm ăn lành mạnh). Vậy phóng viên đó có nên viết không? Nếu viết thì viết như thế nào? Ban biên tập sẽ kiểm soát bài viết đó ra sao để nó không trở thành một bài PR? …

Trên thực tế, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên báo chí được xác định là công việc lâu dài, không phải nhiệm vụ của riêng thầy cô, của riêng môn học nào. Không chỉ môn “Đạo đức nghề nghiệp và Luật Báo chí” sinh viên mới được biết về đạo đức nghề nghiệp mà tất cả các môn học chuyên ngành đều lồng ghép nội dung này vào bài giảng bằng những ví dụ, những hiện tượng tiêu biểu liên quan đến môn học của mình. Ngay từ kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất, các em đã được tiếp xúc và làm quen với các công việc của một tòa soạn hoặc được thực hành nhiều bài tập liên quan đến nghề và môi trường báo chí chuyên nghiệp. Vì vậy, những bài học về đạo đức nghề nghiệp cũng dần được tiếp nhận.


Tuy nhiên, nhiều khi những gì mà các em chứng kiến, phải làm khác xa với những gì các em được giáo dục. Những nguyên tắc và những bài học về đạo đức nghề nghiệp dạy các em phải trung thực, không được sao chép nhưng thực tế lại cho thấy điều khác. Nạn sao chép, ăn cắp bài của nhiều tờ báo mạng điện tử đã không còn giới hạn.

Dưới đáy trang chủ của các tờ báo mạng điện tử thường có dòng “Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo…” hoặc “… giữ bản quyền nội dung trên website này” hay “Ghi rõ nguồn khi đăng lại từ …”. Song, không ít báo trong số này lại không thực hiện những điều mà chính họ yêu cầu người khác.

3431eec54_anh_1.jpg

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Từ việc nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước nài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm hoặc nếu có ghi cũng qua loa đại khái đến việc trích dẫn nguồn và viết tắt tên các báo trong nước hết sức tùy tiện, việc bỏ qua tên tác giả khi sử dụng lại bài của họ. Cuối bài báo thường là tên tác giả mới (người tổng hợp, sưu tầm) cùng cụm từ “theo báo A, B”. Rồi việc nhiều tin, bài bị biên dịch, giật tít một cách cẩu thả làm sai về mặt ngữ nghĩa, mỗi báo dịch một phách. Tiếp đến là hiện tượng điềm nhiên biên tập, cắt cúp tin, bài của người khác biến thành bài của mình đang là một “tệ nạn”.

Hàng năm, các sinh viên học báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng đều phải đi thực tập tại các cơ quan báo chí. Một trong những công việc mà nhiều tờ báo mạng điện tử yêu cầu sinh viên thực tập phải làm là đọc, lựa chọn và đăng bài lên báo. Nguồn tin bài lấy ở đâu? Từ rất nhiều các tờ báo in, báo mạng điện tử khác. Ngày nào cũng vậy, công việc này đã trở nên quen thuộc đối với nhiều sinh viên thực tập. Có em sinh viên còn hồn nhiên nói với tôi rằng: “Kỹ năng xào xáo tin bài của chúng em bây giờ siêu rồi cô ạ. Chỉ khoảng 2 tiếng buổi sáng, hầu hết các chuyên mục, trang của tờ báo đã được chúng em lấp đầy bằng những tin bài lấy từ các tờ báo khác.” Tất cả những điều này khiến những chuẩn mực, nguyên tắc mà các em được học trong nhà trường biến thành mớ lý thuyết suông, không áp dụng được trong cuộc sống.

Một nhà báo, chuyên gia báo chí của Thụy Điển đã nhiều năm gắn bó với Việt Nam. Trong lần công tác gần đây, chị nhờ tôi cùng trở lại một trường cấp hai ở Nam Định. Tôi nghĩ, chắc nơi đây đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
chị. Thật bất ngờ! Chị quay lại đây là vì muốn xin phép để được sử dụng những bức ảnh đã chụp các em học sinh trong nhà trường. Mặc dù, lần chụp ảnh trước chị đã được phép của ban giám hiệu nhà trường. Trên đường về, chị nói với tôi rằng, ở Thụy Điển, các nhà báo tuân thủ rất nghiêm túc các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong khai thác và đăng tải thông tin.

Khi đưa câu chuyện này kể với sinh viên báo chí, các em đều tỏ ra tâm đắc, có em còn thẳng thắn chia sẻ: “Nếu các nhà báo và tờ báo mạng điện tử của nước ta đều tuân thủ như nhà báo trong câu chuyện cô kể thì nạn sao chép của sinh viên báo chí chúng em làm gì có đất sống.” Đúng vậy!Việc xử lý chưa nghiêm hoặc nương tay với các hành vi đạo văn, đạo báo của sinh viên, học viên báo chí cũng đã vô tình thúc đẩy hiện tượng này ngày càng đi xa. Một tâm lý chung luôn thường trực: “các em vẫn còn là sinh viên” nên nếu bắt được cũng chỉ cho điểm 0 hoặc nhắc nhở. Nhiều thầy cô thường gặp trường hợp sinh viên sao chép lại sách, bài của mình nhưng chỉ “chín bỏ làm mười”.

Ở nước nài, một sinh viên bị phát hiện ra sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn đúng cách có thể bị cảnh cáo, thậm chí là đuổi học tùy từng mức độ. Một số trường đại học, giảng viên luôn yêu cầu sinh viên nộp bài làm của mình qua một chương trình phát hiện đạo văn online. Chỉ khi những sinh viên nào đã nộp bài qua chương trình này thì bài làm mới được công nhận. Mới đây, Đại học Hoa Sen đã đưa ra dự thảo Quy định về việc phòng chống đạo văn. Theo đó, nài việc nhận ngay điểm 0 cho bài tập hoặc bài thi đó, sinh viên đạo văn còn có thể phải chịu các hình thức kỷ luật khác của nhà trường. Nếu sinh viên đạo văn từ hai lần trở lên, bất kỳ tại thời điểm nào, ở bất kỳ loại bài tập, bài làm, tiểu luận nào trong suốt quá trình học tập tại Đại học Hoa Sen sẽ bị kỷ luật với mức thấp nhất là cảnh cáo.

Đại học Nại thương thì áp dụng phương pháp kiểm tra đạo văn bằng phần mềm nhằm phát hiện các trường hợp sinh viên sao chép tài liệu trên mạng nhưng không trích nguồn. Nhờ có công nghệ này mà các công trình, sản
phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên đều đã trích nguồn đầy đủ, chi tiết, có độ tin cậy cao.

Đây  đều là  những cách làm  hay để các cơ sở đào tạo báo chí tham khảo trong việc ngăn chặn “tệ nạn” sao chép của sinh viên, học viên báo chí. Nài ra, trong nghiên cứu khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành một bộ quy chuẩn chung hướng dẫn cụ thể về cách trích dẫn. Được biết, ở nước nài, đều đã có những quy định rất cụ thể về cách trích dẫn và được khuyến cáo sử dụng như chuẩn trích dẫn của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại (MLA), Viện tiêu chuẩn Anh quốc (BSI). Việc thực hiện trích dẫn đúng chuẩn là sự tôn trọng và đề cao tính khoa học, trung thực và đa dạng trong sử dụng thông tin, tri thức của nhân loại./.

Nguyễn Thị Trường Giang

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(Đăng trên Tạp chí Người làm báo tháng 4/2013)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN