Học sinh trung học phát minh ra máy trợ thính

(Sóng trẻ) - Chiếc máy trợ thính của Venkatakrishnan không chỉ kiểm tra thính giác của một người bằng một loạt các tiếng bip mà nó còn có tính năng trợ thính riêng để trở thành một chiếc máy trợ thính với giá chỉ khoảng 50 đô-la. Kỳ nghỉ hè cùng với ông là nguồn cảm hứng cho cậu chế tạo ra chiếc máy trợ thính của mình.
Năm 14 tuổi, khi tới Ấn Độ thăm ông Mukund Venkatakrishnan được giao nhiệm vụ kiểm tra và điều chỉnh các máy trợ thính. Cậu nhận thấy quá trình này hết sức khó khăn và tốn kém nên đã tự mình nghiên cứu tìm ra cách thay thế.

609942897_anh_1_3.jpg
Máy trợ thính là thiết bị quan trọng hỗ trợ những người khiếm thính

Bởi vì các nhà thính học là các bậc chuyên gia nên việc tìm đến và đặt lịch hẹn với họ là vô cùng khó khăn.  “Và cuối cùng tôi vẫn không gặp được họ” - Mukund Venkatakrishnan khi 16 tuổi nói như vậy.
Venkatakrishnan đã nói họ phải trả khoảng 400 đô-la hoặc 500 đô-la cho cuộc hẹn với bác sĩ và khoảng 1900 đô cho các nhà thính học.
Anh nhận ra rằng trợ thính là một sự xa xỉ đối với nhiều người ở các nước đang phát triển mà họ không thể mua được.
“Ở Ấn Độ, thu nhập trung bình hộ gia đình là 616 đô một năm”. Venkatakrishnan nói. “Nếu một người ở Ấn Độ tiết kiệm cả năm mà không cần bỏ ra một xu nào thì họ vẫn không có đủ khả năng để mua được máy trợ thính”.
Không giống với máy trợ thính truyền thông, nếu phần tai nghe bị hư hỏng thì  bạn chỉ cần mua một bộ đệm tai nghe mới.
Trong hình thức hiện tại của nó, thiết bị to khoảng 2 inch và trông giống như một bộ xử lý máy tính. Venkatakrishnan đang lên kế hoạch để đưa nó xuống khoảng 1 inch và bọc các hệ điều hành. Anh có ý định sản xuất một thiết bị nhỏ với tai nghe tiêu chuẩn tiện dụng hơn.
Venkatakrishnan thậm chí đã tạo ra một cách để cho người dùng có thể điều chỉnh  các thiết bị tự động. Mỗi thiết bị có một tập tính âm thanh của âm thanh bàn tay xát với nhau. Để hiệu chỉnh nó, một người chỉ cần chà xát hai bàn tay của họ với nhau sao cho phù hợp với tập tin âm thanh và âm lượng của đôi tay mình.
Nếu người dùng không thể nghe thấy âm thanh bàn tay của mình thì người khác có thể hiệu chỉnh nó giúp họ.
Venkatakrishnan, hiện tại 16 tuổi, đã trải qua 2 năm tự học mã hóa, xây dựng các chương trình âm thanh và phát triển các thiết bị. Anh đã tự mình hoàn thiện nó mà không nhận được sự hướng dẫn từ kỹ sư nào, giống như cha mình và máy trợ thính.
Làm việc với bác sĩ, anh đã tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân bị mất thính lực để đảm bảo rằng thiết bị của mình là chuẩn xác.
“Để ông tôi lần đầu thừa nhận mình cần dùng máy trợ thính là rất khó khăn” – anh nói. “Và tôi hy vọng rằng kể từ khi thiết bị của tôi được đưa vào sử dụng nó sẽ làm giảm sự kỳ thị của mọi người.
Venkatakrishnan cho biết ông nội 81 tuổi của mình đã thực sự vui mừng về thiết bị. Anh dự định sẽ giới thiệu nó cho ông khi ông đến thăm Ấn Độ vào mùa hè này.
Venkatakrishnan luôn mong muốn làm một sự khác biệt nên anh không cố gắng để kiếm tiền từ phát minh của mình.
Và anh hy vọng một tổ chức mà đã có các kết nối ở các nước đang phát triển sẽ muốn sản xuất đại trà và phân phối các thiết bị.
"Tôi đã bắt đầu nói chuyện với một số người thuộc tổ chức  Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation," Venkatakrishnan nói.
Thiết bị của anh có thể có sức hấp dẫn lớn. Có khoảng 360 triệu người trên toàn thế giới bị mất thính giác. Và ở Mỹ, chỉ có khoảng 2% - 3% những người bị nhẹ sử dụng máy trợ thính.

Venkatakrishnan  sinh ra ở Ấn Độ và chuyển đến Louisville, Kentucky khi anh  ba tuổi.hiện nay anh đang bắt đầu xem xét các trường cao đẳng có thể xây dựng cơ sở tại Stanford, Georgia Tech, Berkeley và MIT – “có thể đứng ra làm thương hiệu” cho mình.
Anh nghĩ rằng anh có thể làm điều gì đó với mã hóa hoặc kỹ thuật nhưng anh cũng quan tâm đến việc kinh doanh.
Hiện  tại, anh vẫn đang tinh chỉnh để làm cho thiết bị của mình tốt hơn và  anh hy vọng nó sẽ giúp đỡ người khác sống tốt hơn.
Dịch
Thùy Dung
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN