Đau lòng cho bóng đá nữ
(Sóng Trẻ) - Với những gì mà bóng đá nữ đã đem về cho quốc gia Việt Nam thì đáng ra họ phải được sự quan tâm đúng mức từ VFF. Nhưng buồn thay quan niệm “trọng nam khinh nữ” ăn lấn và ảnh hưởng đến bóng đá nữ ngay cả trong thời đại này.
Những dấu vàng chói lọi
Ra đời muộn so với các đồng nghiệp nam nhưng đội bóng nữ thực sự là những “cầu thủ vàng”. Đầu những thập niên 90 bóng đá nữ được hình thành với đội hình F1. Lúc đó và cho đến bây giờ khán giả mê trái bóng tròn không thể ngờ được những kết quả mà họ đã mang lại. Với sự non kém khi mới đầu thành lập và những thiếu thốn cơ sở vật chất, người hâm mộ chỉ dám hi vọng đội bóng nữ ra quân với sức cuồng nhiệt đã là một thành công. Nhưng thành tích bất ngờ mà không một ai nghĩ đến, ngay cả với HLV Gia Quảng Thác, đó là chúng ta đã giảnh được tấm huy chương vàng SEAGAME tại giải bóng đã nữ.
Những cô gái làm nên huyền thoại nên được quan tâm một cách công bằng (nguồn: Bóng đá số)
Cũng từ đó đội bóng nữ phát triển một cách thần tốc. Không những có đội quân vững vàng mà chúng ta đã dần bắt kịp với khu vực chỉ với thời gian ngắn, có thêm những cơ hội tiến ra cả đấu trường thế giới. Hẳn người hâm mộ không thể quên được những tên tuổi đại thụ một thời: Bùi Hiền Lương, Kim Hồng, Thúy Nga.... Những cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường đem lại cho Việt Nam màu vàng mơ ước mà niềm tự hào của bóng đá nam như Huỳnh Đức, Hồng Sơn...không thể làm được.
Có thể khát khao cháy bỏng của Việt Nam chính là một lần thấy được đội bóng nam được cầm trên tay chiếc huy chương vàng. Tuy vậy, đó chỉ là ước mơ khi chúng ta chỉ có thể dừng lại ở tấm huy chương bạc SEAGAME và một lần vô địch ở AFF Suzuki Cup. Nhưng với đội tuyển nữ đã 4 lần vào vòng chung kết giải vô địch bóng đá nữ Châu Á. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những đội nữ mạnh nhất, với 5 lần vô địch và là đương kim vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á, tại giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á Việt Nam cũng đã 2 lần vô địch và hiện là đương kim vô địch của giải đấu.
Hơn thế nữa, sau chức vô địch Đông Nam Á mở rộng trên sân nhà thì đội tuyển nữ Việt Nam đứng trước cơ hội sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup 2015.
Bóng đá nữ vẫn bị thờ ơ
Mặc dù có những chiến công vang dội nhưng so với bóng đá nam thì bóng đá nữ vẫn chỉ được xếp đằng sau. Khi đội bóng nam được vào chung kết SEAGAME thì ngay lập tức họ được thưởng nóng 2 tỉ đồng cho toàn đội nhằm khích lệ tinh thần cố gắng, trong khi đó đội bóng nữ chỉ có 500 triệu. Đến khi đội bóng nữ giành được chức vô địch trong khi đội bóng nam gây thất vọng thì VFF mới có những phần thưởng cho công lao các cầu thủ nữ bỏ ra. Mức lương của ngôi sao Công Vinh của bóng đá nam là 70 triệu VND/ tháng thì mức lương Kiều Trinh, thủ môn số 1 bóng đá nữ của Việt Nam chỉ là 7 triệu VND/tháng.
Điều đáng nói hơn là cơ sở vật chất dành cho đội bóng nữ còn hạn chế. Hiện nay hầu như các tỉnh đều có đội bóng nam và có sân vận động đàng hoàng, to đẹp để huấn luyện. Nhưng đội bóng nữ của chúng ta chỉ có 6 CLB và không có nơi để tập luyện, ở nhiều nơi các đội bóng nữ phải tự chăm lo dụng cụ thi đấu từ găng tay cho đến cọc môn.
Giải bóng đá nữ trong nước luôn luôn chỉ được tổ chức tại sân Thống Nhất, chưa bao giờ được tổ chức tại sân lớn Mỹ Đình. Bởi đơn giản ban tổ chức sợ ít người xem và do kinh phí hạn hẹp để tổ chức giải.
Nhìn sang Thái Lan và Myanmar, ta có thể thấy họ có sự đầu tư rất lớn cho bóng đá nữ. Cơ sở vật chất được đổi mới, xã hội hóa các cầu thủ, đặc biết chú trọng cầu thủ trẻ. Họ còn đưa bóng đá nữ vào trường học, có trung tâm huấn luyện, có chế độ ưu đãi. Thực tế trong các mùa giải gần đây, sức trẻ của 2 đội này đang lấn áp và gần như ngang bằng với đội tuyển nữ đang già nua của Việt Nam, nếu như không dựa vào kinh nghiệm thì có lẽ đã là kết quả khác.
Khi đã tham gia vào đóng đá thì các cầu thủ phải chấp nhận hi sinh nhưng điều đó thật là khủng khiếp. Những vết thương trong luyện tập đã làm phai tàn nét đẹp người phụ nữ, da sạm đi vì nắng, tóc cắt ngắn như con trai và không thể chăm sóc gia đình như người mẹ, người vợ bình thường. Nếu giã từ sự nghiệp thì họ không hề được giúp đỡ và chỉ có thể bán bánh mỳ, làm lao công...vì không hề có bằng cấp. Nhưng với các cầu thủ nam thì khác, nếu không làm huấn luyện viên thì sẽ có công việc nhà nước ổn định, và với số lương khi làm cầu thủ cũng đủ để họ chuyển sang nghề khác tốt hơn.
Tuy nhiên khi đã tham gia vào sự nghiệp cầu thủ các chị em ai cũng cố gắng để giành vinh quang về cho đất nước. Điều quan trọng chính là thái độ của VFF và nhà nước về vấn đề này. Tất nhiên khi được quan tâm đúng mức chắc hẳn thành tích của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ không chỉ dừng con số đó. Chúng ta nên tự hào về những việc làm phi thường mà những người phụ nữ bé nhỏ đã làm nên.
Những dấu vàng chói lọi
Ra đời muộn so với các đồng nghiệp nam nhưng đội bóng nữ thực sự là những “cầu thủ vàng”. Đầu những thập niên 90 bóng đá nữ được hình thành với đội hình F1. Lúc đó và cho đến bây giờ khán giả mê trái bóng tròn không thể ngờ được những kết quả mà họ đã mang lại. Với sự non kém khi mới đầu thành lập và những thiếu thốn cơ sở vật chất, người hâm mộ chỉ dám hi vọng đội bóng nữ ra quân với sức cuồng nhiệt đã là một thành công. Nhưng thành tích bất ngờ mà không một ai nghĩ đến, ngay cả với HLV Gia Quảng Thác, đó là chúng ta đã giảnh được tấm huy chương vàng SEAGAME tại giải bóng đã nữ.
Những cô gái làm nên huyền thoại nên được quan tâm một cách công bằng (nguồn: Bóng đá số)
Cũng từ đó đội bóng nữ phát triển một cách thần tốc. Không những có đội quân vững vàng mà chúng ta đã dần bắt kịp với khu vực chỉ với thời gian ngắn, có thêm những cơ hội tiến ra cả đấu trường thế giới. Hẳn người hâm mộ không thể quên được những tên tuổi đại thụ một thời: Bùi Hiền Lương, Kim Hồng, Thúy Nga.... Những cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường đem lại cho Việt Nam màu vàng mơ ước mà niềm tự hào của bóng đá nam như Huỳnh Đức, Hồng Sơn...không thể làm được.
Có thể khát khao cháy bỏng của Việt Nam chính là một lần thấy được đội bóng nam được cầm trên tay chiếc huy chương vàng. Tuy vậy, đó chỉ là ước mơ khi chúng ta chỉ có thể dừng lại ở tấm huy chương bạc SEAGAME và một lần vô địch ở AFF Suzuki Cup. Nhưng với đội tuyển nữ đã 4 lần vào vòng chung kết giải vô địch bóng đá nữ Châu Á. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những đội nữ mạnh nhất, với 5 lần vô địch và là đương kim vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á, tại giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á Việt Nam cũng đã 2 lần vô địch và hiện là đương kim vô địch của giải đấu.
Hơn thế nữa, sau chức vô địch Đông Nam Á mở rộng trên sân nhà thì đội tuyển nữ Việt Nam đứng trước cơ hội sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup 2015.
Bóng đá nữ vẫn bị thờ ơ
Mặc dù có những chiến công vang dội nhưng so với bóng đá nam thì bóng đá nữ vẫn chỉ được xếp đằng sau. Khi đội bóng nam được vào chung kết SEAGAME thì ngay lập tức họ được thưởng nóng 2 tỉ đồng cho toàn đội nhằm khích lệ tinh thần cố gắng, trong khi đó đội bóng nữ chỉ có 500 triệu. Đến khi đội bóng nữ giành được chức vô địch trong khi đội bóng nam gây thất vọng thì VFF mới có những phần thưởng cho công lao các cầu thủ nữ bỏ ra. Mức lương của ngôi sao Công Vinh của bóng đá nam là 70 triệu VND/ tháng thì mức lương Kiều Trinh, thủ môn số 1 bóng đá nữ của Việt Nam chỉ là 7 triệu VND/tháng.
Điều đáng nói hơn là cơ sở vật chất dành cho đội bóng nữ còn hạn chế. Hiện nay hầu như các tỉnh đều có đội bóng nam và có sân vận động đàng hoàng, to đẹp để huấn luyện. Nhưng đội bóng nữ của chúng ta chỉ có 6 CLB và không có nơi để tập luyện, ở nhiều nơi các đội bóng nữ phải tự chăm lo dụng cụ thi đấu từ găng tay cho đến cọc môn.
Giải bóng đá nữ trong nước luôn luôn chỉ được tổ chức tại sân Thống Nhất, chưa bao giờ được tổ chức tại sân lớn Mỹ Đình. Bởi đơn giản ban tổ chức sợ ít người xem và do kinh phí hạn hẹp để tổ chức giải.
Nhìn sang Thái Lan và Myanmar, ta có thể thấy họ có sự đầu tư rất lớn cho bóng đá nữ. Cơ sở vật chất được đổi mới, xã hội hóa các cầu thủ, đặc biết chú trọng cầu thủ trẻ. Họ còn đưa bóng đá nữ vào trường học, có trung tâm huấn luyện, có chế độ ưu đãi. Thực tế trong các mùa giải gần đây, sức trẻ của 2 đội này đang lấn áp và gần như ngang bằng với đội tuyển nữ đang già nua của Việt Nam, nếu như không dựa vào kinh nghiệm thì có lẽ đã là kết quả khác.
Khi đã tham gia vào đóng đá thì các cầu thủ phải chấp nhận hi sinh nhưng điều đó thật là khủng khiếp. Những vết thương trong luyện tập đã làm phai tàn nét đẹp người phụ nữ, da sạm đi vì nắng, tóc cắt ngắn như con trai và không thể chăm sóc gia đình như người mẹ, người vợ bình thường. Nếu giã từ sự nghiệp thì họ không hề được giúp đỡ và chỉ có thể bán bánh mỳ, làm lao công...vì không hề có bằng cấp. Nhưng với các cầu thủ nam thì khác, nếu không làm huấn luyện viên thì sẽ có công việc nhà nước ổn định, và với số lương khi làm cầu thủ cũng đủ để họ chuyển sang nghề khác tốt hơn.
Tuy nhiên khi đã tham gia vào sự nghiệp cầu thủ các chị em ai cũng cố gắng để giành vinh quang về cho đất nước. Điều quan trọng chính là thái độ của VFF và nhà nước về vấn đề này. Tất nhiên khi được quan tâm đúng mức chắc hẳn thành tích của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ không chỉ dừng con số đó. Chúng ta nên tự hào về những việc làm phi thường mà những người phụ nữ bé nhỏ đã làm nên.
Anh Ngọc
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận