Đầu xuân bút mực mài nghiê

(Sóng trẻ) - Khi người trẻ cầm bút viết những nét tròn vành trong khoảnh khắc đất trời thay áo mới là họ đang viết về ước mơ và khát vọng thanh xuân phơi phới. 

Lưu giữ hồn cốt Việt

Vào những ngày đầu tiên của năm mới, trong lòng vẫn còn dư âm của thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với tâm trạng thoải mái sảng khoái, người Việt cầm bút viết những dòng đầu tiên của cho năm mới. Khai bút đầu năm với cảm xúc mới bắt dòng từ sự trịnh trọng, tâm thành thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Đây là một nét văn hóa truyền thống của cha ông ta mà được gọi là “minh niên khai bút” mong một năm mới phát tài, cần được giới trẻ gìn giữ, phát huy.

Bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng.Tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong dịp Tết nhưng nó luôn được nhắc đến những ngày đầu năm. Khai bút không nhất thiết phải ngay sau thời khắc giao thừa mà có thể kéo dài vào những ngày từ mùng 1 Tết  trở đi. Học giả Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” đã viết: “Mồng hai Tết Nguyên đán, những nhà buôn thấy hợp ngày thì mở hàng. Kẻ sĩ thì thường thường làm lễ khai bút”.


b1773a0e7_562968_10151257092866712_1045995452_nebc4c.jpg
Dịp Tết, thường có “Lễ khai bút” thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia

Theo PGS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội): "Cổ nhân quan niệm, Tết đến, xuân về, tinh hoa trời đất tích tụ, vung bút mà đón lấy cái khí thiêng lành đó quả là một phúc phận hiếm. Đặc biệt với giới văn nhân, những người thường nghĩ mình hữu tài hữu tự, thì càng lấy đó làm điều đáng trân trọng".

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Minh Lan (22 tuổi, ĐH Ngân Hàng) chia sẻ: “Hồi bé, mình chẳng hiểu gì về khai bút, chỉ thấy mỗi khi đến cái thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ông nội lại quần áo chỉnh tề, đợi đúng lúc giao thừa, đốt nhang khấn vái trước bàn thờ rồi ngồi vào bàn để viết gì đó vào tờ giấy. Dần lớn, ông dạy cho anh em mình hiểu: Đó là tục khai bút đầu xuân. Ông dạy chúng mình khai bút. Mỗi đứa tự viết ra một câu tùy chọn, có thể là ca dao, tục ngữ hay thơ văn gì đó nhưng phải thật có ý nghĩa. Đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen hay hay và đẹp ấy”.

Nối dài truyền thống hiếu học

Khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghiệp... thường chỉ xuất hiện ở giới học giả dù xưa đến nay đều vậy. Xưa kia, có ông đồ, thầy đồ, học sĩ...  thường đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bút viết trên giấy hoa tiên (giấy có in hoa) hoặc giấy hồng điều (giấy đỏ). Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại....qua những câu đối, bức vẽ đẹp treo trên tường. Nay thì  giới học sinh, sinh viên, giới văn sĩ, thi sĩ, nhà báo chọn những gì ý nghĩa nhất để “khai bút đầu xuân” thậm chí còn dùng máy tính để viết blog. Dù cách thức khác nhau nhưng ý niệm và mục đích thì không hề thay đồi. 


b1773a0e7_859623_10151257093396712_1696525922_o12cd8.jpg
Khai bút đầu xuân chuẩn bị cho một năm mới nhiều năng lượng và quyết tâm

Tục khai bút như một tượng trưng cho sự nghiệp học hành, sự viết của một năm mới hi vọng gặp những điều tốt lành đồng thời thể hiện lòng thành kính với tục “tôn sư trọng đạo”.

Dù là ai, làm công việc gì thì với nhiều người, dù viết ít hay nhiều thì khai bút đầu năm là việc ghi lại những cảm xúc của mình ngay thời điểm trời đất đang giao hòa ấy. Đặc biệt, khi người trẻ cầm bút viết những nét trọn vành trong khoảnh khắc đất trời thay áo mới là họ đang viết về ước mơ và khát vọng thanh xuân phơi phới. Nói về những gì đang có, đã có trong cuộc đời, đã đạt được trong một năm qua và những ước vọng, suy nghĩ cho một năm sắp đến. Chuyện tình yêu, chuyện nhân tình thế thái, chuyện công việc, chuyện gia đình… mỗi người một vẻ, tạo nên mỗi nội dung khai bút đầu năm một kiểu. 

b1773a0e7_856317_10151257094426712_556632262_ocfc7a.jpg
Những nét chữ tươi rói trên mực tàu giấy đỏ

Cứ như thế, khai bút đầu xuân đã trở thành một việc làm mang ý niệm tâm linh, một nét văn hóa Tết. Dần trở thành một truyền thống được hun đúc từ “đạo làm người” đã trở thành dòng chảy nuôi dưỡng tâm hồn người Việt mãi được lưu truyền.


Thùy Linh
Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN