Dạy và học nghề phổ thông: Học, học nữa, học mãi… vẫn bằng “0”

(Sóng Trẻ) - Bên cạnh việc học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường phổ thông từ trước đến nay vẫn được ngành Giáo dục Việt Nam coi trọng với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho học sinh. Thế nhưng, trên thực tế, ý nghĩa mà các trường học nghề mang lại cho các học sinh lại không giống như kỳ vọng ban đầu.

Học vì thành tích

Khi được hỏi về lí do tham gia các lớp học nghề phổ thông, phần lớn các em học sinh, những đối tượng trực tiếp của công tác này đều trả lời rằng: Học vì sẽ được điểm cộng ưu tiên khi tốt nghiệp.

Thực tế, đa phần học sinh đều không mấy mặn mà và chú trọng đến việc học nghề. Bởi lẽ, điểm cộng cho việc tốt nghiệp nghề phổ thông chỉ là “chiếc phao cứu sinh” đối với những học sinh cá biệt, không đủ điểm để tốt nghiệp các cấp. Song, nếu như nhìn trên diện rộng, tại hầu khắp các trường từ THCS đến PTTH, tỉ lệ người đăng ký học các lớp học nghề gần như chiếm tối đa số học sinh.

Vậy lí do nào khiến ngay cả những học sinh có học lực tốt cũng bất chấp việc mất thêm thời gian cho việc học nghề chỉ vì 1 - 1,5 điểm cộng tối đa trong trường trường hợp trượt tốt nghiệp, điều mà có lẽ sẽ không thể xảy ra với các em? Câu trả lời nằm ở phía phụ huynh và nhà trường.

Các trường vận động, kêu gọi, thậm chí là bắt buộc các học sinh của mình học nghề cũng không nằm nài mục đích thành tích. Số lượng học sinh tốt nghiệp nghề phổ thông càng nhiều, đồng nghĩa với việc thành tích đỗ tốt nghiệp của nhà trường càng được đảm bảo hơn. Trong khi đó, phụ huynh dưới sức ép thành tích của con em mình, cộng thêm tác động từ phía nhà trường, đã không tiếc tiền của và thời gian nộp tiền cho con mình theo học các lớp dạy nghề phổ thông. Và cứ thế, tạo thành một một chuỗi tác động dây chuyền, từ nhà trường, phụ huynh, tới các em học sinh.

Cô Đoàn Hạnh - Phó hiệu trưởng trường THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội – cho biết hiện nhà trường yêu cầu 100% các em học sinh lớp 11 phải đăng kí tham gia học nghề do nhà trường tổ chức. Lí giải cho quyết định trên của nhà trường, cô Hạnh cho biết: “Dù vẫn biết quy định của Bộ GD&ĐT là cho phép học sinh tự do lựa chọn việc học nghề phổ thông nhưng vì đảm bảo cho các em có một kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, chúng tôi vẫn yêu cầu tất cả các em tham gia học nghề. Bởi rất khó để nói trước về những vấn đề bất ngờ trong kỳ thi quan trọng của các em, nên chúng tôi ưu tiên đến quyền lợi của các em sau này”.

Bao năm vẫn một nghề


Trong quy định của Bộ GD&ĐT, các trường bậc trung học phải tổ chức bố trí cho các học sinh được quyền tự do lựa chọn việc học và nghề học mà các em yêu thích. Theo đó, các em có thể chọn học một trong số mười một nghề khác nhau như: Điện, Tin học, May, Nấu ăn, Trồng lúa… Thế nhưng đa số các trường đều tự lựa chọn những nghề học cho học sinh của trường mình ới lý do “để phù hợp với tình hình và khả năng đào tạo”. Thế nên mới có thực tế rằng, có trường suốt bao nhiêu năm chỉ cho học sinh học nghề Thêu và Điện, có trường lại chỉ học Tin học mà thôi.

Vậy là học sinh không được quyết định có học nghề hay không, nay lại không được chọn học nghề mình muốn học. Em Mỹ Linh (học sinh lớp 11A3, trường PTTH Quang Trung – Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Từ cấp hai em đã phải học nghề Thêu do trường sắp xếp. Nay sang cấp ba, em vẫn lại phải tiếp tục học nghề này vì nhà trường quy định học sinh nam học Điện, học sinh nữa học Thêu, mà không cho chúng em lựa chọn”.

00533db1b_8204680883_04dcbb9d49.jpg

Học sinh thực hành nghề tin học (Nguồn Internet)

Học nhiều mà chẳng được bao nhiêu

Học nghề là học kỹ năng thực tế, nhưng thực sự của việc dạy và học chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nếu các em có “nghề” thực sự sau khi học nghề phổ thông thì cũng có thể chấp nhận được. Đằng này, sau khi thi xong, được cấp giấy chứng nhận rồi thì các em hầu như quên sạch.

Vậy là học đông, học nhiều nhưng kết quả thu lại được từ việc dạy và học nghề phổ thông vẫn chỉ quanh quẩn ở con số “0” tròn trĩnh. Do tham gia học nghề theo kiểu lấy lệ, đối phó, không ít học sinh được cấp giấy chứng chỉ nghề loại khá, giỏi nhưng không bao lâu sau, những kiến thức thu được từ lớp học nghề đã “rơi rụng” hết.

Đó là còn chưa kể đến tình trạng trang thiết bị giảng dạy vẫn không đảm bảo: Có trường dạy tin học cho học sinh bằng máy tính hệ điều hành Windows 98 đã lỗi thời từ lâu. Hay có trường lại dạy điện cho học sinh bằng những thiết bị đã rỉ sét lâu ngày… Trong khi đó, kiến thức được giảng dạy đôi khi đã không còn ứng dụng được vào thực tế đời sống hiện giờ.

Nếu cho rằng việc dạy, học và thi nghề phổ thông là do nhu cầu của phụ huynh và học sinh, thì khi Bộ GD&ĐT bỏ chủ trương cộng điểm khuyến khích liệu học sinh có còn động lực để đăng ký theo học ? Không phải ngẫu nhiên khi nhiều người đặt câu hỏi: Việc duy trì chế độ cộng điểm khuyến khích cho học sinh trong khi chứng chỉ thi nghề không phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh liệu có phải là một biểu hiện của “bệnh” thành tích?.  

Lê Anh Việt
Báo mạng điện tử K29

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN