Đi tìm bình yên từ những nét vẽ truyền thầ
Từng học khoa Vật lí nguyên tử tại trường Đại học Tổng hợp (cũ) nhưng lại đến với nghề vẽ tranh truyền thần và gắn bó với nó hơn nửa thế kỉ qua. Khi được hỏi tại sao ông lại gắn bó với nghề như thế, người nghệ sĩ gần 80 tuổi Nguyễn Bảo Nguyên chỉ cười, nói mà như đùa rằng đó là duyên trời định.
Từ năm 1960 đến nay, mặc cho cuộc sống có nhiều đổi thay, trở nên ồn ào, xô bồ hơn nhưng nét vẽ của ông vẫn thế, vẫn cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, gói trọn trong đó bao khát khao tâm huyết với nghề. Ông Nguyên tâm sự : “Ngày còn khỏe tôi hay đi nhiều nơi vẽ phong cảnh cho đầu óc thư thái. Giờ già rồi nên chỉ ngồi vẽ tranh chân dung cho khách đến đặt hàng.” Trong một ngày có rất nhiều người đến cửa hàng của ông, có người đến đặt vẽ tranh liệt sĩ, có người muốn vẽ một bức chân dung kỉ niệm, cũng có người chỉ đến xem thôi chẳng muốn vẽ gì.
Ông Nguyên tỉ mỉ trong từng nét vẽ.
Giờ đây, khi những phương tiện,
máy móc kĩ thuật hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, hầu như ai cũng có
máy ảnh riêng, nghề vẽ truyền thần vì thế mà mai một dần. Ông Nguyên bồi
hồi nói: “Ngày xưa có đến mấy chục cửa hàng vẽ tranh truyền thần,nhưng bây giờ cả khu phố cổ chỉ còn lại cửa hàng nhà tôi.”
Những bức chân dung đặc sắc của ông Nguyên.
Những người khách tìm đến với không
gian nhỏ đầy ắp những bức tranh truyền thần của ông dường như tìm thấy
cho mình những cảm giác bình yên, tựa như lạc vào một không gian tĩnh
lặng hơn, thư thái hơn để có thể tạm xa rời cuộc sống hối hả nài kia.
Sự bình yên ấy đến từ những thứ giản đơn như những dụng cụ vẽ mà ông tự
chế: đầu bút gắn một chiếc tăm để chấm mực, thân bút là chiếc đũa được
vót cẩn thận và đến từ sự mộc mạc của chính người họa sĩ.
Ông Nguyên trong không gian vẽ nhỏ bé của mình.
Lớp Truyền hình K.31 A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền