Đi tìm hơi thở nét xưa của tranh Đông Hồ

Là một biểu tượng truyền thống đặc trưng từ bao đời nay, dòng tranh Đông Hồ đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người dân và được coi là “kho tàng” văn hóa của đất Việt. Tuy nhiên loại hình nghệ thuật này đang phải đối mặt với nguy cơ mai một. 

Di sản mỹ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam

Tranh Đông Hồ (hay còn gọi là tranh khắc gỗ dân gian) ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XVII tại làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dòng tranh này được coi là một di sản mỹ thuật quan trọng, mang trong mình nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật dân gian với các đường nét đơn giản, màu sắc tươi sáng, hình ảnh chân thật nhưng không kém phần tinh tế. Các bức tranh Đông Hồ thường được tô vẽ trên giấy dó, với màu sắc như đỏ, đen, vàng, xanh lá được tạo nên từ các chất liệu thiên nhiên như khoai sắn, lá cây, tro, đất sét… và các nghệ nhân có thể sử dụng kết hợp ván khắc gỗ hoặc vẽ tay trong quy trình sản xuất để tạo ra tác phẩm.

Công đoạn phơi tranh sau khi in mực từ ván khắc gỗ. Ảnh: Hồng Minh
Công đoạn phơi tranh sau khi in mực từ ván khắc gỗ. Ảnh: Hồng Minh

Tranh Đông Hồ xuất phát từ làng quê, trí thức xuất phát từ những người nông dân nên người ta chỉ cần nội dung chứ tranh không cần quá cầu kỳ. Bất cứ ai ngắm nhìn bức tranh đều có thể ngầm hiểu ngụ ý, tuy nhiên phải thừa nhận nội dung miêu tả trong tranh Đông Hồ có sức sống và tràn đầy sự vĩ đại. Những sản phẩm tranh Đông Hồ diễn tả mọi điều có trong cuộc sống giản dị chất phác của người dân lao động như Cô gái tưới hoa, Chợ quê, Tăng gia sản xuất, Hứng dừa… Cho đến giá trị tâm linh, đạo đức về đời sống, nghi lễ tôn giáo, dòng lịch sử trường tồn, truyện cổ tích, động vật được thể hiện trong ở các bức Hai Bà Trưng đánh giặc, Lợn đàn, Chuột vinh quy, Đám cưới chuột…

Giữa mỗi bức tranh Đông Hồ đều mang một câu chuyện ý nghĩa riêng, từ đó nhấn mạnh được đặc điểm độc đáo và khó nhầm lẫn với các dòng tranh khác không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu đất nước, lòng tự hào về văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vào năm 2013 tranh Đông Hồ đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại bởi UNESCO, đó là một danh hiệu quan trọng trong việc thúc đẩy sự bảo tồn và phát triển của dòng tranh này.

Tranh dân gian Đông Hồ được ứng dụng sáng tạo làm tem bưu chính. Ảnh: Hồng Minh
Tranh dân gian Đông Hồ được ứng dụng sáng tạo làm tem bưu chính. Ảnh: Hồng Minh

Sự lưu truyền và cốt cách của nghệ nhân

Mặc dù tranh Đông Hồ là một di sản mỹ thuật truyền thống của Việt Nam nhưng nó vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể gìn giữ, kế thừa cho thế hệ mai sau. Đặt trong bối cảnh xã hội phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc xuất hiện thêm nhiều loại hình nghệ thuật khác tiệm cận với thời đại hơn, từ đó dấy lên sự cạnh tranh đối với dòng tranh Đông Hồ. Hơn nữa, việc đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng để sản xuất tranh tồn đọng rất nhiều khó khăn. Các họa sĩ gạo cội đã già đi và ít người trẻ có niềm đam mê và năng khiếu để theo đuổi.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả với hơn 50 năm làm nghề tranh Đông Hồ trăn trở, những người tâm huyết đi theo thể loại tranh này còn rất ít, dù dành nhiều tình cảm và tâm sức theo đuổi cũng chưa chắc đã hiểu rõ vì bản chất của nghề từ xa xưa nên đòi hỏi vốn hiểu biết sâu rộng, nghiên cứu bài bản thì mới có thể nắm vững tay chèo. Nếu không sẽ chẳng khác nào sao chép mà sao chép là tam sao thất bản, sau dần cũng không rõ bản thể tranh nào đúng cái nào sai. Không thể phủ nhận công sức của các nhà nghiên cứu và người dân đã thực hiện các cuộc khảo sát, tìm hiểu về lịch sử phát triển, nghệ thuật và ý nghĩa của tranh Đông Hồ để đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát triển và quảng bá để nhiều người biết đến. Nhiều nghệ nhân cũng tiến hành phục dựng các bức tranh đông hồ cũ bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả và khách trải nghiệm làm tranh Đông Hồ. Ảnh: FBNV
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả và khách trải nghiệm làm tranh Đông Hồ. Ảnh: FBNV

Cốt cách của một nghệ nhân tranh Đông Hồ là sự tỉ mỉ, tinh tế, sáng tạo và đam mê trong nghệ thuật vẽ tranh. Phải thật sự yêu thích và có kiến thức về văn hóa truyền thống, lịch sử và phong tục tập quán của dân tộc để có thể tái hiện lại tất cả những yếu tố đó trên từng tác phẩm, để tạo ra những bức tranh sống động và chân thực nhất. Họ luôn đam mê và yêu nghề, và luôn mong muốn lưu truyền nghệ thuật của mình cho thế hệ tương lai. Theo bác Nguyễn Hữu Quả bày tỏ niềm mong muốn đối với những thế hệ giữ lửa cho dòng Đông Hồ, hãy đến với Đông Hồ bằng cả trái tim, phải thực sự hiểu rõ được bản chất cốt lõi, ý nghĩa của từng bức tranh cũng chính là một phần để bảo tồn.

Một thực trạng xuất hiện với tần suất cao khi rất nhiều các cơ quan, tổ chức, triển lãm tranh và cả bảo tàng lịch sử đều tuyên truyền sai về tranh Đông Hồ khi có sự nhầm lẫn giữa hai bức Đám cưới chuột và Chuột vinh quy. Chỉ thay đổi một vài chi tiết thôi, là toàn bộ ý nghĩa, giá trị tạo hình nghệ thuật hoàn toàn khác. Vì vậy đòi hỏi lớp lớp nghệ nhân, nhà nghiên cứu cần thực sự dày công tôi luyện thì mới mong đến ngày truyền tải chạm được tới mọi người xung quanh. 

Trong thời đại số công nghệ phát triển, thế hệ trẻ cũng phải đối đầu với những thách thức lớn trên toàn cầu. May mắn thay dù đứng trong khung cảnh biến đổi không ngừng vẫn còn tồn tại các bạn trẻ luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về dòng tranh dân gian truyền thống của nước nhà. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa từng đưa ra nhận xét đã có nhiều bạn trẻ đã thành công trong khai thác những yếu tố tranh dân gian vào mỹ thuật ứng dụng, trang trí đồ họa. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực để cùng mong chờ vào một tương lai, các giá trị mỹ thuật truyền thống nói chung, đặc biệt là dòng tranh dân gian Đông Hồ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên nền mỹ thuật Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN