Đôi chân của nghị lực phi thường
(Sóng Trẻ) - Giữa phòng học lớp 8C, trường THCS Sen Chiểu, có một cậu bé ngồi học với một tư thế rất đặc biệt. Không ngồi trên ghế, viết trên bàn như những học sinh khác, cậu bé ấy ngồi trên chiếc chiếu được trải ở giữa lớp, ghi lại kiến thức bằng đôi chân đầy nghị lực của mình.
Cậu bé có đôi chân kỳ diệu ấy là Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1994, trú tại Cụm 8, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nhiều tuần nay, người dân nơi đây đã khá quen thuộc với hình ảnh cậu bé với đôi tay khoèo bước những bước đi tự tin trên con đường đến trường. Di chứng của căn bệnh bại não đã cướp đi đôi tay lành lặn của em. Sau 10 năm được chăm sóc, điều trị và học tập tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An, Nguyễn Văn Tuấn đã được gia đình đón về nhà với niềm vui khôn xiết.
Khi về với gia đình của mình, cậu đã có thể tự làm mọi việc chỉ bằng đôi chân. Cơ thể không hoàn thiện như những người bình thường khác, nhưng bù lại, cậu có một nghị lực phi thường mà ai cũng phải ngưỡng mộ.
Những ngày đầu đến trường, hình ảnh của Tuấn đã khiến tất cả những người đi đường dồn mắt nhìn theo. Họ nhìn theo cậu với ánh mắt vô cùng tò mò, lạ lẫm. “Có người mải nhìn theo em, không để ý đến đường cái, còn lao hẳn xe xuống ruộng”, Tuấn hồn nhiên kể lại. Mẹ Tuấn, cô Hoa tỏ ra rất lo lắng khi cho Tuấn theo học tại một ngôi trường mới, bạn bè mới, sợ rằng những mặc cảm về cơ thể không hoàn chỉnh sẽ khiến cậu tự ti với bạn bè. Nhưng Tuấn thực sự đã khiến mẹ bất ngờ với sự tự tin, yêu đời của mình.
Tuấn miệt mài với trang sách trên lớp học.
Thầy Hoàng Văn Tiếp, hiệu trưởng trường THSC Sen Chiểu chia sẻ: “Hình ảnh cậu bé với đôi tay khoèo đến trường cũng khiến nhiều em học sinh tò mò. Nhưng khi biết được hoàn cảnh và thấy được nghị lực phi thường của cậu bé, các em đều thán phục tinh thần vượt khó của Tuấn, nhanh chóng hòa nhập với Tuấn, giúp em xách cặp, đưa bạn lên cầu thang và trải chiếu giúp Tuấn”. Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên dạy văn, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm của Tuấn cho biết thêm: “Tuấn là một trường hợp khá đặc biệt. Nhận em vào lớp, tôi rất lo những khó khăn, mặc cảm sẽ cản bước em trong quá trình học tập. Nhưng Tuấn thực sự khiến tôi bất ngờ trước nghị lực của em. Trong quá trình học, còn những vấn đề gì băn khoăn, chưa hiểu rõ vấn đề, Tuấn luôn kiên nhẫn chờ đến hết giờ và gặp tôi để hỏi.”
Gặp gỡ và trao đổi với bố mẹ Tuấn, chúng tôi mới thực sự hiểu hơn về những khó khăn tưởng chững sẽ không thể vượt qua của em từ khi mới chào đời.
Tuấn được sinh ra khi chưa tròn 7 tháng, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh bại não đã cướp đi cuộc sống bình thường của em. Gia đình khi đó vô cùng khó khăn về kinh tế, bố mẹ cậu bé tuy không đủ khả năng đưa cậu đến điều trị tại những bệnh viện lớn nhưng cũng đi khắp nơi nhờ xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng những phương pháp điều trị Đông y với hi vọng giúp con hồi phục.
Theo sát từng bước trưởng thành của Tuấn, chú Hồng – bố Tuấn không giấu được nỗi vui mừng khôn xiết khi chứng kiến cậu bé tự dùng chân gắp hạt cơm rơi từ đất lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng giúp chú có thêm niềm tin rằng đôi chân của Tuấn có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa.
Và từng bước, cô chú dạy cho Tuấn biết đi, biết tự chăm sóc bản thân và dạy cậu cầm bút nguệch nạc những nét vẽ đầu tiên trong đời. Lên 8 tuổi, cậu được đưa đến Trung tâm điều trị phục hồi chức năng Thụy An, được điều trị, chăm sóc và được học những chữ cái đầu tiên.
Với đôi chân của mình, Tuấn có thể làm được nhiều việc như bao người bình thường.
Đến thăm Tuấn vào một buổi trưa nắng nhẹ, cậu mang bộ bàn cờ ra, đấu trí với một người bạn và có sự trợ giúp của bác Luông (bác của Tuấn). Chăm chú nhìn bàn cờ, thận trọng trong từng bước đi, không ai nghĩ đây là cậu bé đang phải chịu những di chứng nặng nề của căn bệnh bại não.
Tuấn chơi cờ với sự trợ giúp của bác Luông.
Khi bác Luông ra về, cậu đã chào tạm biệt bác bằng những câu thơ được sáng tác trong chốc lát:
Những câu thơ tuy không trau chuốt, cầu kì nhưng lại rất đáng yêu của Tuấn đã khiến chúng tôi không khỏi cảm động và thán phục. Đứng trước những giông tố của cuộc đời ngay từ khi sinh ra, nhiều người đã nghĩ rằng sẽ thật khó để em có thể đứng dậy và tự bước trên đôi chân của mình như ngày hôm nay. Nhiều người đã dùng 2 chữ “kì diệu” khi nói về Tuấn, nhưng tôi lại nghĩ khác, bởi “kì diệu” thường gắn với những thứ không có thực. Riêng tôi, tôi sẽ dành tặng em hai chữ “phi thường”.
Cậu bé có đôi chân kỳ diệu ấy là Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1994, trú tại Cụm 8, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nhiều tuần nay, người dân nơi đây đã khá quen thuộc với hình ảnh cậu bé với đôi tay khoèo bước những bước đi tự tin trên con đường đến trường. Di chứng của căn bệnh bại não đã cướp đi đôi tay lành lặn của em. Sau 10 năm được chăm sóc, điều trị và học tập tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An, Nguyễn Văn Tuấn đã được gia đình đón về nhà với niềm vui khôn xiết.
Khi về với gia đình của mình, cậu đã có thể tự làm mọi việc chỉ bằng đôi chân. Cơ thể không hoàn thiện như những người bình thường khác, nhưng bù lại, cậu có một nghị lực phi thường mà ai cũng phải ngưỡng mộ.
Những ngày đầu đến trường, hình ảnh của Tuấn đã khiến tất cả những người đi đường dồn mắt nhìn theo. Họ nhìn theo cậu với ánh mắt vô cùng tò mò, lạ lẫm. “Có người mải nhìn theo em, không để ý đến đường cái, còn lao hẳn xe xuống ruộng”, Tuấn hồn nhiên kể lại. Mẹ Tuấn, cô Hoa tỏ ra rất lo lắng khi cho Tuấn theo học tại một ngôi trường mới, bạn bè mới, sợ rằng những mặc cảm về cơ thể không hoàn chỉnh sẽ khiến cậu tự ti với bạn bè. Nhưng Tuấn thực sự đã khiến mẹ bất ngờ với sự tự tin, yêu đời của mình.
Tuấn miệt mài với trang sách trên lớp học.
Thầy Hoàng Văn Tiếp, hiệu trưởng trường THSC Sen Chiểu chia sẻ: “Hình ảnh cậu bé với đôi tay khoèo đến trường cũng khiến nhiều em học sinh tò mò. Nhưng khi biết được hoàn cảnh và thấy được nghị lực phi thường của cậu bé, các em đều thán phục tinh thần vượt khó của Tuấn, nhanh chóng hòa nhập với Tuấn, giúp em xách cặp, đưa bạn lên cầu thang và trải chiếu giúp Tuấn”. Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên dạy văn, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm của Tuấn cho biết thêm: “Tuấn là một trường hợp khá đặc biệt. Nhận em vào lớp, tôi rất lo những khó khăn, mặc cảm sẽ cản bước em trong quá trình học tập. Nhưng Tuấn thực sự khiến tôi bất ngờ trước nghị lực của em. Trong quá trình học, còn những vấn đề gì băn khoăn, chưa hiểu rõ vấn đề, Tuấn luôn kiên nhẫn chờ đến hết giờ và gặp tôi để hỏi.”
Gặp gỡ và trao đổi với bố mẹ Tuấn, chúng tôi mới thực sự hiểu hơn về những khó khăn tưởng chững sẽ không thể vượt qua của em từ khi mới chào đời.
Tuấn được sinh ra khi chưa tròn 7 tháng, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh bại não đã cướp đi cuộc sống bình thường của em. Gia đình khi đó vô cùng khó khăn về kinh tế, bố mẹ cậu bé tuy không đủ khả năng đưa cậu đến điều trị tại những bệnh viện lớn nhưng cũng đi khắp nơi nhờ xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng những phương pháp điều trị Đông y với hi vọng giúp con hồi phục.
Theo sát từng bước trưởng thành của Tuấn, chú Hồng – bố Tuấn không giấu được nỗi vui mừng khôn xiết khi chứng kiến cậu bé tự dùng chân gắp hạt cơm rơi từ đất lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng giúp chú có thêm niềm tin rằng đôi chân của Tuấn có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa.
Và từng bước, cô chú dạy cho Tuấn biết đi, biết tự chăm sóc bản thân và dạy cậu cầm bút nguệch nạc những nét vẽ đầu tiên trong đời. Lên 8 tuổi, cậu được đưa đến Trung tâm điều trị phục hồi chức năng Thụy An, được điều trị, chăm sóc và được học những chữ cái đầu tiên.
Với đôi chân của mình, Tuấn có thể làm được nhiều việc như bao người bình thường.
Đến thăm Tuấn vào một buổi trưa nắng nhẹ, cậu mang bộ bàn cờ ra, đấu trí với một người bạn và có sự trợ giúp của bác Luông (bác của Tuấn). Chăm chú nhìn bàn cờ, thận trọng trong từng bước đi, không ai nghĩ đây là cậu bé đang phải chịu những di chứng nặng nề của căn bệnh bại não.
Tuấn chơi cờ với sự trợ giúp của bác Luông.
Khi bác Luông ra về, cậu đã chào tạm biệt bác bằng những câu thơ được sáng tác trong chốc lát:
“Bác Luông yêu dấu ngồi đây
Khi bác đi về chiều cháu sẽ sang”
Khi bác đi về chiều cháu sẽ sang”
Những câu thơ tuy không trau chuốt, cầu kì nhưng lại rất đáng yêu của Tuấn đã khiến chúng tôi không khỏi cảm động và thán phục. Đứng trước những giông tố của cuộc đời ngay từ khi sinh ra, nhiều người đã nghĩ rằng sẽ thật khó để em có thể đứng dậy và tự bước trên đôi chân của mình như ngày hôm nay. Nhiều người đã dùng 2 chữ “kì diệu” khi nói về Tuấn, nhưng tôi lại nghĩ khác, bởi “kì diệu” thường gắn với những thứ không có thực. Riêng tôi, tôi sẽ dành tặng em hai chữ “phi thường”.
Luyến Kiều
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận