“Đói” điện trên bản Mông

(Sóng trẻ) - Mặc dù đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều dự án để cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay, hàng ngàn hộ dân vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Toàn tỉnh hiện nay có 172 thôn bản nhưng địa phương chưa được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm đến 1/3 với hơn 650 hộ dân, trong đó hầu hết nằm ở huyện Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải.

Bị điện lưới “bỏ quên”

Cách trung tâm huyện Văn Yên chưa đầy 30 cây số nhưng đến nay gần 200 hộ dân ở thôn Đá Đứng (xã Tân Hợp) và thôn Ba Khuy (xã Nà Hẩu) thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn chưa có điện lưới quốc gia sử dụng, đồng nghĩa với việc tiếp cận thông tin, văn hóa, văn nghệ của người dân cũng gặp nhiều hạn chế.

Hàng chục năm nay, bốn thành viên trong gia đình Giàng A Chông (26 tuổi) ở thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái sống trong căn nhà 20m2 đã trải qua ba thế hệ với bốn bức tường gỗ đã mục từ lâu. Là hộ nghèo, kinh tế khó khăn, cuộc sống chỉ trông chờ vào lúa nương một vụ và vài cây quế ở trên đồi cao, nhà anh thiếu đói quanh năm.

Đã nhiều lần anh Chông muốn cải thiện kinh tế, mua máy xay xát lúa mỗi khi đến vụ để cuộc sống bớt khổ cực. Nhưng hiện nay thôn Ba Khuy vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Thiếu điện chính là một trong những nguyên nhân làm cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình anh đến tận bây giờ: “Không có điện khổ lắm, cũng muốn làm dịch vụ xay xát cho bà con trong thôn, nhưng điện yếu quá, con cái học hành cũng chẳng được nói gì chuyện làm ăn, anh Chông tâm sự.

1.jpg
Hoàn cảnh sống còn nhiều thiếu thốn. Căn bếp nấu nướng nhà anh Chông chỉ được quây tạm bợ, đơn sơ, tận dụng ánh sáng ngoài trời

 

Thôn Ba Khuy là địa điểm duy nhất của xã Nà Hẩu chưa có điện lưới quốc gia, hầu hết các hộ dân ở đây đều là hộ nghèo, gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt và cuộc sống vì chưa có điện. Điện được kéo về tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên từ năm 2000 nhưng vào thời điểm đó thôn Ba Khuy chưa có nhiều người dân sinh sống nên không nằm trong diện được cung cấp điện. Hiện tại, xã Nà Hẩu có 2.253 nhân khẩu thuộc 438 hộ, dân tộc chủ yếu là người Mông. Tuy nhiên, thôn Ba Khuy vẫn thưa thớt, chỉ có 30 hộ nên vẫn chưa thuộc diện được lắp điện dù chỉ cách trung tâm huyện Văn Yên 30km và thành phố Yên Bái hơn 80km.

Giải pháp chỉ mang tính tạm thời...

Để có điện thắp sáng, người dân ở đây chỉ còn cách duy nhất là vay mượn tiền mua máy phát điện mini, công sức nhỏ để lấy điện từ các khe nước để thắp sáng. Nhà nào ít, cũng vài ba triệu nhà nào nhiều phải chục triệu để bỏ tiền mua máy phát điện mini, chỉ đủ công suất thắp sáng một bóng đèn LED mỗi đêm. Thiếu điện nhưng cũng không đủ tài chính, nhiều gia đình ở đây vẫn phải dùng chung 1 máy phát điện.

2.jpg

 

3.jpg
Nhà của người Mông có đặc trưng là kín và không có cửa sổ, một bóng điện từ máy phát mini không đủ chiếu sáng cho cả căn nhà. Người dân thường phải sử dụng đèn pin khi sinh hoạt, dù là ban ngày

 

Tuy nhiên, chất lượng điện vẫn còn kém. Một năm có điện đảm bảo được từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng cạn sẽ không đảm bảo được nguồn điện. Khi mưa lớn về, nước dâng cao máy móc cũng sẽ dễ bị hư hỏng. Trao đổi với PV, anh Chông chia sẻ “Vay mượn tiền để có máy điện về nhưng hỏng hóc thì lại phải mất công đi sửa. Tốm kém lắm”.

Hơn nữa, việc tự kéo điện về cũng không an toàn bởi người dân đều dùng cột tre nên dễ bị gãy đổ mỗi khi có thiên tai. Từ khi dùng điện nước từ máy phát mini đã có tình trạng người dân bị giật nặng, phải đi cấp cứu.

4.jpg
Máy phát điện mini từ suối được thiết kế đơn sơ, các đầu nối chỉ được bọc bằng túi nilon có thể hở điện bất cứ lúc nào

 

5.jpg
Dây điện được kéo từ suối về chỉ buộc tạm bợ vào các cây cọc, thấp gần dưới mặt đất, không đảm bảo an toàn khi mưa bão

 

Nguồn điện không đảm bảo, chất lượng thấp, không đáp ứng được các thiết bị công suất lớn hoạt động. Các loại máy móc chạy điện phục vụ sản xuất chăn nuôi như máy thái chuối, máy xay xát hay các thiết bị sinh hoạt hằng ngày như tivi, tủ lạnh, quạt điện chỉ là mơ ước xa vời của người dân nơi đây: “Nếu muốn xem thời sự chung phải chạy sang nhà người ta xem hoặc xem dự báo thời tiết chẳng hạn thì mình chạy sang nhà người ta xem xong rồi lại về”, anh Bàn Tòn Liều – người dân thôn Đá Đứng, xã Tân Hợp cho biết.

Đặc biệt trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân thì thiếu thông tin trong các biện pháp phòng tránh, trẻ em cũng không thể học online khi trường cho nghỉ học để phòng chống dịch bệnh. Trao đổi về công tác vận động ở nơi thiếu điện[HNH6] , Trưởng thôn Ba Khuy ông Cư A Dín chia sẻ: “Không có điện thì không nắm bắt được các chủ trương chính xác của nhà nước hoặc các thông tin đại chúng của nước ngoài. Rồi việc lớn nhỏ trong thôn người dân cũng chưa nắm bắt được ngay. Nên phải đi vận động từng nhà, từng ngõ ngách rất khó”.

Khi giải pháp khắc phục vẫn chỉ là tạm thời, mong ước có điện lưới quốc gia chính là khao khát lớn nhất của bà con nơi đây.  Cuộc sống sẽ bớt một phần khó khăn, người dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo là khi bản làng bớt được một cái “đói”…

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN