Đôi đũa tre – biểu tượng văn hóa Việt


(Sóng Trẻ) - Từ xa xưa, đôi đũa đã trở thành dụng cụ không thể thiếu trong bữa ăn của rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vượt lên giá trị thông thường là dụng cụ lấy thức ăn, đôi đũa tre đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

Trải qua cuộc tranh cãi lâu dài về nguồn gốc của đôi đũa tre, rất nhiều chuyên gia văn hóa đã khẳng định đũa tre là sự sáng tạo của người Việt Nam với những ý nghĩa văn hóa hết sức độc đáo. Khác với biểu tượng của đôi đũa gỗ mà người Trung Quốc sáng tạo dựa trên nguyên lý tứ trụ triều đình (đũa gỗ Trung Quốc có một đầu vuông và một đầu vo tròn), đũa tre Việt Nam lại gắn bó với hình dáng ngay thẳng của cây tre, tượng trưng cho cốt cách Việt.

Điều không thể không nhắc đến về công dụng của đôi đũa đó là tính vệ sinh. Người Việt cũng như nhiều nước trên thế giới không trực tiếp dùng tay lấy thức ăn mà thông qua đôi đũa để giữ vệ sinh và nét đẹp ẩm thực. Như vậy, song song với quá trình sáng tạo ra văn hóa ẩm thực, người Việt Nam đã sáng tạo ra dụng cụ ăn uống đẹp mắt – đũa tre.

8ba14edb1_image0096.jpg
Đôi đũa tre - biểu tượng văn hóa Việt

Nói như vậy không có nghĩa người Ấn Độ theo đạo Hồi ăn bốc bằng tay phải, người theo đạo Hinđu ăn bốc bằng tay trái là thiếu tính văn minh khoa học. Người Ấn Độ cũng trồng lúa nhưng họ ít ăn cơm. Thức ăn của họ chủ yếu là đậu lăng, cơm của họ cũng được chế biến theo cách riêng, có thể trộn thêm gia vị hoặc đậu lăng nên không có tính dẻo như cơm Việt. Cách chế biến này phù hợp với việc dùng tay để lấy thức ăn mà vẫn gọn gàng và đẹp mắt. 

Không chỉ có công dụng là một dụng cụ ăn uống, đũa tre Việt còn mang trong mình những ý nghĩa văn hóa độc đáo. 

Trước hết, nó là biểu tượng cho nhân duyên hòa hợp, tương xứng: “Đũa ngọc mâm vàng”, hay “Vợ dại không hại bằng đũa vênh” chứ không thể nào “Đũa mốc ngồi mâm son”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - Trưởng khoa Văn hóa phát triển (Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền) cho biết: “Đôi đũa tre không đơn thuần chỉ là dụng cụ ăn uống mà nó ẩn chứa trong mình tín ngưỡng phồn thực, triết lý đôi cặp, âm dương hòa hợp – đũa có đôi. Tâm lý người Việt không thích những đôi đũa không đồng dạng đồng chất hoặc hai chiếc ngắn dài”.

Hơn thế, đũa tre còn là một biểu tượng cho văn hóa tâm linh. Đũa tre Việt từ lâu đã đi cùng niềm tin “sống gửi thác về”. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đôi đũa bông cắm trên bát cơm úp cùng quả trứng gà trong những đám tang của người Việt. Đôi đũa lúc này thường không được vót hết mà để lại phần bông, phần bông ấy biểu trưng cho mây trời. Có người lại quan niệm: Đũa bông giống như gai nhọn biểu tượng của mũi kiếm, mũi kiếm ấy là của người lính đi dẹp đường và đánh lại giặc cướp đưa hồn người chết về thế giới bên kia.

8ba14edb1_20413661images559823_13.jpg
Đôi đũa bông được dùng trong đám tang

Chính bởi vì đôi đũa tre mang trong mình cả một nét văn hóa của người Việt, nên cả cách dùng đũa, đặt đũa cũng mang những ý nghĩa tinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Nếu chủ nhà là người tinh ý có thể nhìn vào cách đặt đũa của khách để biết thông điệp của người khách muốn nói với chủ nhà”. 

Tuy nhiên, có thể do sự vô tình, chưa hiểu hết ý nghĩa hoặc một phần lễ nghi ăn uống không còn được sử dụng trong xã hội hiện đại nên đôi khi cách đặt đũa không mang thông điệp gì. Cô chia sẻ thêm: “Khi người khách đặt chiếc đũa nằm ngang bát cơm, đũa để song song với người tức là người khách đã hài lòng với bữa ăn và muốn dừng lại. Người khách quay đặt quay đầu nhỏ của đũa về phía chủ nhà tức là họ còn ăn được tiếp nhưng trên bàn không còn gì để ăn. Người khách đặt quay đầu nhọn về phía mình tức là họ còn muốn ăn tiếp đừng lấy đũa của họ đi.

Trong xã hội hiện đại, những món ăn từ phương Tây du nhập vào Việt Nam khá phổ biến nhưng không thể làm mất đi vai trò của đôi đũa tre. Bởi lẽ đôi đũa tre đã trở thành một biểu tượng văn hóa Việt, là một vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt, và luôn đi cùng với cơm tẻ - một món ăn “quốc hồn” của dân tộc.

                                                                                                          Đức Hưng
                                                                                                Văn Hóa Phát Triển K31
Ảnh: Internet
                                        
                                                                                                 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN