Đổi mới sách giáo khoa: Có thực sự cần thiết

(Sóng trẻ) - Hôm qua, trên trang hocthenao.vn đã tổ chức thảo luận bàn tròn trực tuyến “Đổi mới sách giáo khoa” của GS Ngô Bảo Châu. Buổi thảo luận đã nhận được rất nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm mang tính xây dựng về dự thảo Đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để mở đầu cho buổi thảo luận trực tuyến GS Ngô Bảo Châu đã nêu quan điểm về đổi mới chương trình sách giáo khoa. GS đưa ra 6 câu hỏi:Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần? Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi sách giáo khoa? Ai là người rà soát đánh giá chất lượng sách giáo khoa? Ai là người kiến nghị việc thay đổi sách giáo khoa? Nếu làm lại sách giáo khoa, thì làm sách giáo khoa trước, hay làm chương trình trước? Tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước nài? Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành?

Quan điểm của GS Ngô Bảo Châu đưa ra đã nhận được khoảng 160 bình luận, có nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ ý kiến của mình về dự thảo Đổi mới sách giáo khoa.Trong đó có ý kiến bình luận của anh Bùi Việt Hà được rất nhiều người đồng tình.

Sau đây Sóng trẻ xin trích lại bình luận của của anh Bùi Việt Hà về vấn đề có nên đổi mới sách giáo khoa không?

“Mấy hôm nay báo chí bắt đầu viết và phân tích nhiều về dự án viết sách giáo khoa mới của Bộ GD & ĐT. Tôi xin quay lại viết về một số câu hỏi về giáo dục mà tôi đã đưa ra cách đây khoảng một tháng. Bắt đầu từ câu hỏi tiếp theo như sau:
Giáo viên phải làm gì, dạy như thế nào với các môn học xã hội để học sinh yêu thích các môn học này?
Trước đó tôi đã từng viết và phân tích ngắn vì sao ngày nay học sinh không thích học và quay lưng lại với các môn học xã hội như Lịch sử, Ngữ văn. Có nhiều nguyên nhân nhưng tôi chốt lại có hai nguyên nhân chính:
Bắt học sinh học thuộc lòng quá nhiều và coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự hiểu bài.
Coi chương trình và kiến thức đã viết trong sách giáo khoa là chân lý cứng, không cho phép giáo viên và học sinh được phép mở rộng ra bên nài sách giáo khoa.
Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng hai điều trên là những tác nhân trực tiếp nhất ảnh hưởng đến học sinh.
Bây giờ chúng ta sẽ bàn nhanh về chuyện làm thế nào để phá vỡ bế tắc trên, làm thế nào để học sinh có thể yêu thích các môn học xã hội hay ít nhất là không sợ học những môn đó nữa.

Trước tiên cần khẳng định rằng tất cả các môn học trong nhà trường đều hay, về nguyên tắc giáo viên hoàn toàn có khả năng dạy để các em có thể hiểu bài và thích thú học các môn học này. Như vậy vấn đề chỉ là phá vỡ những rào cản đã làm cho học sinh của chúng ta chán ghét các môn học này.

Trước tiên cần phải phá bỏ ngay nguyên tắc coi học thuộc lòng là một chỉ số của hiểu bài. Tất cả các kiến thức (nếu có) các khái niệm, định nghĩa trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, các sự kiện cụ thể của Lịch sử, các thông tin Địa lý, vùng miền… đều không bắt học sinh học thuộc lòng. Học sinh được quyền mở sách, tham khảo tài liệu, internet ngay cả trong những giờ kiểm tra kiến thức. Nếu làm được như vậy lập tức tải nặng học thuộc lòng sẽ giảm ngay tức khắc. Việc của học sinh là cần hiểu để có thể tra cứu, viết và trình bày lại các kiến thức đó theo yêu cầu của giáo viên, của bài kiểm tra. Làm được việc này tôi nghĩ sự căng thẳng khi học các môn xã hội sẽ lập tức giảm 90-95%, hiệu ứng này sẽ có tác dụng ngay lập tức.

Vấn đề tiếp theo là xác định lại yêu cầu học đối với học sinh. Nên giảm nhẹ yêu cầu này đối với tất cả các môn học xã hội. Như tôi đã viết quá trình nhận biết kiến thức đối với một môn học xã hội sẽ được chia thành các mức, giai đoạn từ đơn giản như nhận biết, phân biệt, hiểu đơn giản đến các mức sâu hơn như phân tích được, tò mò, thích thú, đào sâu suy nghĩ… Với các môn học xã hội chỉ yêu cầu chung cho học sinh đến mức nhận biết, hiểu đến mức có thể viết lại, trình bày ngắn. Ví dụ với môn Ngữ văn thì chỉ cần hiểu các cấu trúc ngữ pháp, phân loại các dạng văn và cách làm bài (cho phép mở sách) và đọc hiểu. Với môn Lịch sử chỉ cần trình bày, viết lại chính xác các sự kiện, có các phân tích ban đầu về nguyên nhân, bài học, đánh giá (cho phép mở sách). Còn toàn bộ các kỹ năng nâng cao hơn thì sẽ được xếp hạng cho học sinh khá giỏi. Với sự thay đổi đơn giản này thì chúng ta cần qui định lại hoàn toàn cách cho điểm, đánh giá hiện nay. Ví dụ chúng ta phải thay đổi cách đánh giá để làm sao chỉ cần điểm năm, điểm sáu đạt yêu cầu đã là tốt rồi, không cần có điểm số cao hơn khi học sinh không thích môn học đó. Học sinh chỉ cần học giỏi một môn (ví dụ Văn đạt 9 điểm, các môn khác đạt 5) thì cũng được coi là học sinh giỏi. 

Có thể phân biệt học sinh giỏi và giỏi toàn diện. Cần thay đổi cách hiểu về học sinh giỏi.Thế nào là học giỏi? Học giỏi tức là học sinh phải thực sự thích thú môn học đó, say mê với môn học, có thể làm những bài tập, luận văn vượt ra nài chương trình và sách giáo khoa. Muốn như vậy thì không thể đóng kín trong chương trình và sách giáo khoa. Phải có cơ chế để giáo viên được quyền mở rộng chương trình, được phép dạy thêm kiến thức nài sách giáo khoa. Nhiều người lo sợ các vấn đề “tế nhị” liên quan đến chính trị, nhưng tôi đã tìm hiểu, số lượng các bài học, kiến thức thuộc loại “tế nhị” không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1%. Còn lại toàn bộ chương trình là không có chuyện đó. Với các bài học cứ coi là “tế nhị” đi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn có thể có một đề cương để xác định các vấn đề có thể mở rộng và mở rộng tới đâu.

 Tóm lại cần xác định lại khái niệm học sinh giỏi không như hiện nay. Nếu mở rộng khái niệm này, việc đánh giá giáo viên sẽ thực chất hơn hiện nay: Giáo viên càng giỏi nếu càng có nhiều học sinh giỏi và yêu thích môn học của mình. Khi đó điểm số sẽ là thực chất: Đa số học sinh sẽ đạt điểm trung bình: 4, 5 hoặc 6 còn lại một số rất ít em thực sự yêu thích môn học và học giỏi sẽ đạt điểm 9, 10. Xã hôi không đánh giá học sinh theo điểm số nữa, các nhà trường sẽ không thể chạy theo thành tích điểm như hiện nay, mà thực chất chạy theo điểm số như hiện nay là giả dối.

Toàn bộ những thay đổi như trên đây có thể làm ngay mà không cần thay đổi chương trình và sách giáo khoa. Chỉ cần thay đổi chút ít về cách quản lý học tập, đánh giá học sinh. Trong quá trình cải cách giáo dục thì qui trình cải tiến này sẽ được hoàn thiện theo thởi gian. Điểm mấu chốt nhất là trả lại sự học thật, dạy thật, kiểm tra kiến thức thật cho hoạc sinh và giáo viên trong nhà trường”.

Hiệu chỉnh: Ngô Văn Cường
Nguồn: hocthenao.vn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN