Đối thoại: Người trẻ nên đọc gì và đọc như thế nào ?

Người ta đang nói về văn hóa đọc với rất nhiều nỗi hoang mang. Hoang mang về đọc cái gì trong vô vàn quyển sách, hoang mang về phương pháp đọc hiệu quả. Cuộc đối thoại dưới đây với Tiến sĩ Ngô Tự Lập sẽ góp phần giải đáp phần nào những hoang mang đó. Tiến sĩ Ngô Tự Lập, sinh năm 1962, hiện là Viện phó Viện nghiên cứu Pháp ngữ, nhà nghiên cứu triết học, nhà văn, dịch giả, nhạc sĩ, ông có nhiều bài bình luận sâu sắc trên báo giới và sở hữu một khả năng đọc ở mức đáng kính nể


-PV: Thưa Tiến sĩ Ngô Tự Lập, tôi muốn bắt đầu cuộc đối thoại này với một câu hỏi cũng đơn giản thôi, rằng tiến sĩ có quan tâm đến việc mà các bạn trẻ bây giờ đọc như thế nào không ?

-TS Ngô Tự Lập: Có chứ, có nhiều lý do khiến tôi quan tâm đến điều đó. Thứ nhất, tôi là người làm về giáo dục, các bạn trẻ cũng là những sinh viên của tôi. Thứ hai, tôi cũng là một người bố, và tất nhiên là tôi phải quan tâm đến việc rằng con mình đọc cái gì. Thứ ba, tôi là một người học, bây giờ vẫn phải học mà, nên tôi không chỉ quan tâm đến chuyện đọc cái gì, đọc thế nào, mà còn làm thế nào để cùng nhau đọc một cách hiệu quả. Lý do cuối cùng đó là bởi tôi là người viết, tôi viết văn, viết nhạc rồi dịch thuật, tất cả những điều đó đòi hỏi tôi cũng phải quan tâm đến công chúng của mình đang đọc gì. 

- Nếu như vậy, thì theo ông, với tình trạng các bạn trẻ đọc như hiện nay, ông nghĩ  đó là lạc quan hay bi quan ?

-Tôi nghĩ nó có cả sự lạc quan và bi quan. Nhưng nói chung thì lạc quan là đúng hơn. Bởi tôi quan sát những sinh viên của mình, quan sát con cái mình và quan sát cả những bài viết kêu ca, phàn nàn người trẻ bây giờ lười biếng hơn, ngôn ngữ đồi bại hơn. Nhưng tôi cho rằng, người ta kêu vì họ đang dựa trên những thước đo cũ để nhìn nhận vấn đề. Cho nên tôi nghĩ phải lạc quan mới đúng, nhưng tất nhiên là không tuyệt đối được.

- Ông thể hiện một sự lạc quan, nhưng có lẽ trong sự lạc quan đó vẫn có những lo lắng nhất định. Ví dụ có một thời người ta nói rằng các bạn trẻ bây giờ đọc quá nhiều truyện ngôn tình. Hoặc về việc top tìm kiếm trên ogle của người Việt năm 2015 là những cái tên như “Sơn Tùng M-TP” hay “ Vợ người ta” chẳng hạn. Vậy nhữngcái  đó nó vang đến ông, với tư cách là một nhà nghiên cứu, một “dân đọc”, ông nghĩ gì ?

- Thời nào thì những người đọc những đồ tạp nhạp cũng nhiều hơn những người đọc nghiêm túc. Tôi có đọc bài báo phỏng vấn Rupert Murdoch, nhà tài phiệt truyền thông từng nói một câu khiến tôi nhớ mãi, đó là “ Bằng hoạt động của đời mình tôi rút ra rằng ham muốn đọc những điều tạp nhảm của nhân loại là vô tận”. Cho nên báo lá cải ở thời nào cũng bán chạy.  Cái này nó lại liên quan đến tập tính, thói quen. Bởi vì con người, nghe có vẻ hơi ngược đời, nhưng muốn trở thành người tốt là cả một sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, còn làm người xấu thì rất dễ. Bạn hình dung xem, muốn rèn những thói quen tốt như dậy đúng giờ hay làm việc cẩn trọng đều cần nỗ lực, còn làm những việc xấu bao giờ cũng dễ dàng hơn, dễ dãi hơn.

- Ông có nói đến một ý đó là ham muốn đọc tạp nham là ham muốn tất yếu của nhân loại. Nhưng ông cũng nói nếu cứ buông mình cho bản năng, cho ham muốn thì cũng rất dễ và vấn đề đôi khi phải tập làm người tốt, vậy trong chuyện đọc, những nỗ lực đọc những quyển tử tế, những cái tử tế là những nỗ lực cần phải có…

- Đúng vậy. Từ đây chúng ta cũng cần biết được thứ nhất, sách khác những thứ khác ở chỗ nào, tại sao chúng ta phải đọc; thứ hai là chúng ta nên đọc cái gì và thứ ba là đọc như thế nào. 

-Vậy sách có điểm gì khác biệt và tại sao lại phải đọc sách, thưa ông ?

- Sách giúp chúng ta nối dài cảm xúc, ký ức của chúng ta. Khi bạn đọc một quyển sách, ký ức của bạn lan tỏa về quá khứ, có dự đoán về tương lai. Chúng ta có thể nối dài được cảm xúc, nắm bắt được cảm xúc của người khác và biến cảm xúc của người khác thành cảm xúc của chúng ta. Nhưng hơn thế nữa, sách nối dài chính cuộc sống của chúng ta. Sách chiến thắng cả không gian, thời gian, thậm chí là chiến thắng giới hạn của sự sống. Đó là một công cụ toàn năng.

1adf5fdd4_n_tu_lap.jpg

-Nhưng nếu vậy, sẽ có người bảo rằng họ không cần đọc sách mà chỉ cần xem phim cũng có thể tắm mình trong không gian mới lạ. Hay giờ đây khi thời đại phát triển, Internet lên ngôi và người ta hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu chiến thắng giới hạn bằng Internet, vây với những công cụ như vậy thì vị trí của sách đang ở đâu,  thưa ông?

- Những công cụ nghe nhìn, thực chất chỉ là sự nối dài trực tiếp, còn với sách, thì phần tham gia của người đọc rất nhiều, một quyển sách chúng ta có thể tham gia ở các cách khác nhau, phụ thuộc vào năng lực của chúng ta. Đó là sự nối dài bộ não. Nếu như bạn xem video, nó chỉ khôi phục những hình ảnh cụ thể, nhưng nếu bạn đọc sách nó sẽ giúp bạn nối dài trí tưởng tượng chứ không đơn thuần là giác quan thuần túy. 

- Những người trẻ đang thiếu nội lực họ không biết có nên tin hoàn toàn vào sách không ? Làm cách nào để vừa đọc sách, vừa rèn luyện được tư duy phản biện ?

-Bản chất của khoa học khác với bản chất tôn giáo. Tôn giáo là tin, khoa học là nghi ngờ. Khi bạn đọc bạn không nhất thiết là phải tin. Nhưng bạn phải nhận ra ở những gì mình đọc những góc mới, điều đó mới là quan trọng. Còn nếu bạn đọc để tin thì bạn sẽ biến mình trở thành một tín đồ.

Đào tạo tư duy phản biện là nhiệm vụ chính của giáo dục đại học. Phần lớn chúng ta có năng lực tư duy , nhưng không nhiều người có khả năng dùng lý trí ấy một cách tự do, tức là năng lực phê phán. Khi người ta trưởng thành về tư duy, người ta có khả năng là không tin tuyệt đối vào bất cứ điều gì. 

-Điều này làm tôi nhớ đến câu nói : Mọi lý thuyết khoa học chỉ là khoa học khi nó có thể sai. Vì thế cho nên khi đọc một cuốn sách, đừng nên tin nó là đúng tuyệt đối, chúng ta cần phải bắt đầu với một tinh thần như vậy

- Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả nhất đối với người trẻ hiện nay ?Những người có thể rất tham lam muốn đọc nhiều nhưng đọc xong lại đọng lại rất ít tri thức trong đầu ?

- Tôi nghĩ các bạn trẻ, ở giai đoạn đầu tiên chưa cần phải đọc các sách nguyên gốc, những cuốn dày cộp tốn đến cả năm trời. Có thể đọc những cuốn đã được pha loãng đi, những học giả họ viết cho người trẻ, cho sinh viên nó sẽ giản dị hơn, gần gũi hơn mà vẫn nắm được cái cốt lõi. Khi mà thực sự đã đi sâu vào lĩnh vực đấy thì các bạn có thể tìm đọc các bản gốc.

Đối với từng quyển cụ thể, việc đầu tiên là phải đọc kỹ mục lục, để hình dung được những vấn đề được đặt ra trong quyển sách, từ đó có thể đi vào những vấn đề mình thực sự yêu thích.

-Tôi nhớ đến một câu nói của rky: “ Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Nhưng cái mới ở đây là tích cực hay tiêu cực, chân trời mới ấy có thể màu hồng, chân trời mới ấy có thể màu xám bởi vì nó còn phụ thuộc vào đường dẫn đến chân trời ấy như thế nào. Vậy với những bạn trẻ mới vào đời, những kiểu sách gì cần đọc đây ? Phải chăng là truyện ngôn tình ?

- Tôi nghĩ rằng ngôn tình cũng không phải là một thứ gì quá nguy hiểm, không đến mức phải cấm, nhưng nếu bạn chỉ đọc sách ngôn tình không thì bạn đang tự làm nghèo vốn hiểu biết của mình đi. Chúng ta nên đọc nhiều loại sách, để có thể thêm nhiều trải nghiệm. Cũng như âm nhạc vậy, có rất nhiều loại nhạc, jazz, cổ điển, hay rock, mỗi loại đều có cái hay riêng. Vậy tại sao chúng ta lại không biết nhiều thứ ?

Tôi nghĩ đầu tiên, trước khi làm bất cứ viêc gì, cần phải xác định mục tiêu, sau đó mới tổ chức làm. Thực chất giáo dục bao gồm 3 nhiệm vụ chính : một là đào tạo con người lao động, hai là đào tạo con người dân tộc và thứ ba hơn cả là giúp chúng ta chung sống với nhân loại, với vụ trụ. Từ đó nó quy định là chúng ta phải học cái gì và bản chất là cần phải đọc cái gì. Để làm việc, chúng ta đọc những loại sách công cụ, dạng sách “How to…” là dạng sách dạy người ta cách làm việc. 

Còn để hiểu được nhân loại, hiểu được chính mình, chung sống với xung quanh thì chúng ta phải đọc Triết học.Tôi đã từng đề xuất môn Triết học nên được dạy ở mức phổ quát ngay từ cấp ba. Bởi Socrates từng nói: Cuộc đời mà không suy ngẫm thì đó là cuộc đời không ý nghĩa. 

-Tôi muốn đi sâu một chút về vấn đề này, thưa ông, như ông nói việc đọc sách Triết học là rất quan trọng. Phải nói thật rằng nói đến sách Triết học hiện nay với người trẻ thì có lẽ tâm lý sợ là nhiều hơn, vì đa phần họ trải qua một môn Triết học trong nhà trường rất khủng khiếp. Vậy bây giờ phải đọc sách Triết học gì và đọc thế nào cho hiệu quả …

- Bản thân tôi là người dạy môn Triết học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi nhận thấy rằng môn Triết ở chúng ta có 2 vấn đề khiến học sinh chán: đầu tiên, môn Triết bản chất của nó là phải đa chiều. Nếu Triết học chỉ có hệ thống quan điểm của một người thì không phải là Triết. Ngay bản thân chủ nghĩa Marx, Marx từng nói, một người macxit nếu tin tất cả những điều tôi viết thì không phải là người macxit, bởi chính tôi còn không tin tất cả những điều tôi viết. Bởi bản chất ông ta là một người tư duy, một nhà tư tưởng, suy nghĩ luôn có sự vận động đa chiều. 

Nài ra, riêng chủ nghĩa Marx cũng có rất nhiều hệ thống quan điểm của nhiều người, có Lenin, có Trotsky,…vậy thì cần phải dạy tất cả những quan điểm đó. Nhưng chúng ta lại không dạy như vậy, tức là ngay trong bản thân chủ nghĩa Mác chúng ta đã tự làm nghèo đi rồi, và còn gì chán hơn khi cứ phải nghe một chiều và nghe đi nghe lại.

Tôi giảng dạy môn Triết thì nài một bài tổng quan chung, sẽ có bài Triết học về đạo đức ( tại sao một hành động được coi là tốt hay là xấu ), Triết học chính trị ( một xã hội thế nào được coi là tốt, một chính phủ thế nào được coi là tốt, ai nên là người lãnh đạo, một thể chế nào là tốt ), Triết học tôn giáo ( tôn giáo có phải nói toàn điều tốt không, bản chất tôn giáo là gì, nguồn gốc của nó ), Triết học ngôn ngữ ( bản chất ngôn ngữ ), Triết học về tri thức,…

Triết học còn giúp chúng ta nhận diện, lý giải cuộc sống, ví dụ một người định làm việc tốt nhưng hậu quả xấu, thì người đó là tốt hay xấu; phân biệt giữa mục đích và phương tiện; thế nào là đúng sai, phải trái. Khi triết học được nhìn nhận đa chiều như vậy thì nó sẽ được yêu thích thôi.

-Tức khi có một nền tảng Triết học, chúng ta luận giải được các hiện tượng cụ thể trong xã hội một cách sâu sắc. Vậy ông có thể giới thiệu một số đầu sách Triết học mà các bạn trẻ bây giờ nên đọc…

Tôi nghĩ rằng không có một quyển sách nào độc lập cả. Ngay trong cuốn “ Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ”, đó là quyển thuộc dạng quan trọng nhất của thế kỷ XX thì chỉ bàn đến đúng một việc toàn bộ đời sống tinh thần bản chất nó là cái gì. 

Chúng ta cũng không thể đọc một quyển sách được, chúng ta phải đọc một hệ thống. Nhưng chúng ta cũng không đủ thời gian vật lý để đọc tất cả các quyển sách. Vấn đề là đọc nhiều bao nhiêu là đủ và nó được phân bố như thế nào ? Một cái danh sách có hệ thống để đọc, thì ở đây vai trò của người Thầy là rất quan trọng mang tính chất là một người hướng dẫn viên trí tuệ.

-Qua những phân tích của ông cho thấy, để có được một cách đọc hệ thống cần phải có một người thầy chỉ bảo, nhưng tôi vẫn rất muốn ông với tư cách là một người đọc nhiều, giới thiệu một cách cụ thể nhất cho các bạn trẻ nên đọc một hệ thống sách Triết như thế nào ?

Theo tôi tốt nhất  vẫn là có một người thầy. Người thầy sẽ đưa cho các bạn một bức tranh toàn bộ lịch sử nhân loại, gồm nhiều dòng chảy chính, từ đó các bạn đọc những dòng chảy đó, những nhánh lẻ của nó, bao gồm lịch sử phương Đông, phương Tây, những tư tưởng của Khổng Tử hay chủ nghĩa Marx,…
Tức trước khi đọc cần phải biết một cách tổng quan nhất, những quyển sách bạn chọn thì bạn cần phải biết nó nằm ở đâu trong bức tranh tổng quan ấy.

Theo tôi đấy là một cách đọc rất khoa học, một chìa khóa để các bạn trẻ tìm ra một phương pháp đọc chính xác cho mình. Một câu hỏi cuối cùng, tôi muốn hỏi tiến sĩ, rốt cuộc qua hàng nghìn năm lịch sử, đến bây giờ có thể kết luận người Việt Nam lười đọc sách không? Nếu thật sự như vậy, thì người trẻ chữa căn bệnh đó như thế nào ?

Tôi nghĩ thế này, ở Việt Nam, đúng là chúng ta không có một truyền thống đáng tự hào về đọc thật. Nó có những lý do của nó. Lối tư duy của người Việt luôn luôn tùy biến, đôi lúc là tùy tiện, từ đó cũng ảnh hưởng đến lối sống. Có thể thấy rõ người Việt rất khó khăn  trong việc tổ chức đời sống của mình một cách có quy củ. Chính vì vậy, khi tiếp nhận các tư tưởng bên nài vào thường thì chúng ta tiếp nhận không có hệ thống, chỉ tiếp nhận bề mặt. Rất ít người đọc một cái gì đó đến nơi đến chốn. Thứ hai, trong lịch sử, nhất là thời kỳ Nho giáo đạt thịnh thì  phần lớn là ít sáng tạo. Cho nên là chúng ta cũng muốn đọc cái gì của riêng mình cũng không có gì mà đọc cả. Đến bây giờ nhiệm vụ xây dựng nền học thuật là đặt lên vai và hy vọng vào các thế hệ trẻ.

Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nhận thức một cách chính xác về dân tộc mình, về truyền thồng của mình, đó cũng là điều rất quan trọng để khắc phục những căn bệnh mãn tính, và hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ khác. Xin cảm ơn Tiến sĩ Ngô Tự Lập!

Đình Trường - ĐPT 35 ( ghi)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN