Đông Ngạc: Ngôi làng tiến sĩ tại Hà Nội
(Sóng trẻ) - Đông Ngạc là một trong những làng cổ nhất Hà Nội. Làng còn được gọi là làng tiến sĩ bởi nơi đây có nhiều người đỗ đạt cao.
Nằm tại vùng nại ô Hà Nội - Đông Ngạc, một "ngôi làng tiến sĩ" với hơn 1.000 năm tuổi hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ qua.
Khi Hà Nội được mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng trong 20 năm qua, nhiều ngôi làng cổ ở đây đã bị xóa sổ hoặc được cải tạo khiến cho chúng dường như đã mất đi những thuộc tính vốn có nhưng Đông Ngạc lại là một ngôi làng cổ gần như còn nguyên những giá trị cổ xưa và chính điều này trở thành một phần thu hút mỗi khi khách du lịch đến đây.
Làng Đông Ngạc với rất nhiều tiến sĩ, học giả
Ngôi làng được bao lấy bởi những cánh cổng bằng đá tuyệt đẹp, bên trong là những ngôi nhà xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Pháp thuộc nằm dọc theo những con đường hẹp, đặc biệt ở đây có một ngôi chùa cổ - chùa Tự Khánh, ngôi chùa Phật giáo xây dựng từ thế kỷ 17.
Ngôi chùa của các vị thần
Trải rộng trên diện tích hơn 3 hecta, chùa Tự Khánh có rất nhiều khu vườn xung quanh tạo ra những bóng râm mát, kiến trúc xây dựng công phu với những gian nhà thờ trang nghiêm.
Hầu hết các gian nhà được xây dựng từ gỗ lim sẫm màu, mái hiên được chạm khắc phức tạp bằng gạch đất nung. Một trong những di tích đầu tiên du khách sẽ khám phá bên trong khuôn viên rộng lớn của chùa, được chạm khắc rất cẩn thận đó là bức tượng đá con sếu đứng trên lưng một con rùa. Trong thần thoại địa phương, những sinh vật có vỏ dày đại diện cho sự trường thọ và được xem là biểu tượng của sự thành công qua nhiều cuộc chiến giành độc lập.
Bức tượng này là một trong hơn 50 tượng đài bằng đá và kim loại nằm rải rác khắp chùa Tự Khánh được xây dựng vào những năm 1650. Trong số đó có ba chiếc chuông đồng lớn được đúc vào đầu thế kỷ 19 và một cụm bia (tháp đá) dành riêng cho các vị thần Phật giáo và những tiến sĩ, người đỗ đạt cao sinh ra ở Đông Ngạc.
Nét đẹp kiến trúc tại chùa Tự Khánh
Ngôi làng với truyền thống học tập
Mặc dù có diện tích không lớn và cư dân chỉ khoảng 1000 người nhưng Đông Ngạc là mảnh đất có số lượng lớn những người đỗ đạt và có thành tích xuất sắc.
Tiêu biểu những tấm gương thành công ở đây có thể kể đến: ông Phạm Gia Khiêm – phó thủ tướng chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 1997-2011, Phó bảng Hoàng Tăng Bí – nhà văn, nhà hoạt động xã hội đáng kính đầu những năm 1900.
Cho đến nay các gia đình ở làng Đông Ngạc vẫn giữ truyền thống học tập và cố gắng nuôi dạy những đứa trẻ thành tài. Nhờ truyền thống này, làng Đông Ngạc đã được trao tặng nhiều giải thưởng giá trị.
Đông Ngạc với những người dân hiếu khách
Truyền thống học tập của làng thậm chí còn được tôn vinh thông qua các kiến trúc xây dựng ở đây. Biểu tượng những cuốn sách được khắc vào những cánh cổng cũ ở đầu mỗi xóm. Rải rác khắp các xóm này là gần 100 ngôi nhà, trong đó lâu đời nhất là những ngôi nhà từ đầu những năm 1600. Sự phức tạp của đồ đá và đồ gỗ trong những ngôi nhà là nét thu mỗi khi khách du lịch đến ngắm chúng trên những con đường hẹp, cùng với đó là sự chào đón nồng nhiệt của người dân địa phương và những món ăn đặc sản truyền thống như trà sen nóng và bánh Giò.
Nơi lưu giữ nét văn hóa dân tộc
Nhà văn hóa của làng Đông Ngạc được xây dựng vào nửa đầu của những năm 1600, nó được thiết kế để nhìn từ trên cao xuống giống như đầu của một con rồng . Trong gần 400 năm qua, tại đây đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng và như một nơi thờ cúng linh thiêng. Đền thờ được làm bằng gỗ lim đại diện cho hộp sọ của rồng, cổng chính là mũi và hai giếng nước đóng vai trò là đôi mắt của nó.
Những tấm bia đá vinh danh các tiến sĩ đỗ đạt trong làng
Hội trường nhà văn hóa chứa một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật thời nhà Lê, bao gồm các chủ đề về nông nghiệp, thương mại, đánh cá, nghệ thuật và cả văn học Việt Nam.
Hàng ngày, người dân Đông Ngạc đến thờ trong khuôn viên Nhà nhà văn hóa không chỉ cầu nguyện với các vị thần Phật giáo mà còn để tưởng nhớ các học giả, tiến sĩ đã tạo lên danh tiếng của ngôi làng.
Làng Đông Ngạc thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30 phút đi taxi. Đây là một điểm đến thăm quan, khám phá thú vị không chỉ với các du khách mà còn hấp dẫn với các bạn trẻ Việt Nam yêu thích văn hóa dân tộc.
Kỳ Anh (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
Bình luận