Đừng để văn học trở thành “cỗ máy” và học trò là “tài xế vô lăng”

(Sóng trẻ) - Văn học vẫn thường được gọi là môn “nói láo” theo cách nói của nhiều học trò. Và có lẽ nhiều học sinh  đã coi môn văn như  một cỗ máy với cách học rập khuôn, máy móc do sự thiếu hiểu biết, thiếu nhìn nhận về cuộc sống xung quanh ngay từ những bước tiếp cận đầu tiên. 

Trong một bài báo có tên “Lặng người với bài văn miêu tả bố và ông nội của học sinh lớp 2” mới được đưa ra sáng 20/4 có tổng hợp hàng loạt những nội dung trong nhiều bài văn miêu tả của các em học sinh cấp I. Hài hước, ngây ngô mà cũng đến độ ngớ ngẩn. Bởi lẽ những câu văn miêu tả của các em cho thấy sự thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết về cuộc sống, sự “nói láo” một cách rất hồn nhiên, và chính sự hồn nhiên đó khiến chúng ta càng phải suy nghĩ về cách giáo dục nhận thức, cách học môn văn của trẻ. 

“Học văn là học để làm người”  - câu nói  vốn đã quen thuộc đối với bộ môn này, và văn học tuy vốn đòi hỏi có sự tư duy, sáng tạo nhưng phải là vận dụng từ thực tế đời sống, chứ không phải là một thứ gì viển vông hay cao sang để diễn ra tình trạng các em học sinh phải học văn một cách máy móc, “vô hồn”. 

Trong bài báo có một số trích đoạn: 
“Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.”
“Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.”
“Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.” 
“Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.”

Học trò nói sai, “nói láo”

Lỗi không riêng bởi các em, ở độ tuổi lớp hai, lớp ba thì việc sai sót trong miêu tả là dễ chấp nhận, song như các ví dụ trên thì đó là sự sai lạc khá lớn. Có thể thấy rằng các em đã tiếp cận với môn học một cách máy móc, cố tưởng tượng để làm theo những gì rập khuôn  mà vô tình đã quá  xa  rời với thực tế. Những câu văn mô tả rất ngây ngô, vô tư do thiếu quan sát, nhìn nhận về thế giới xung quanh. 

Ví như đoạn mô tả về cây chuối, rõ ràng em chưa từng có thể trèo lên loài cây này để hóng mát, vậy mà học trò này vẫn mô tả rành rọt. Hoặc là em cố tình “nói láo” về cây chuối, hoặc là không hề biết tên chính xác của loài cây mình đang mô tả là gì. Nhưng dù thế nào thì nguyên nhân vẫn là các em thiếu quan sát, thiếu kiến thức thực tế đời sống, rồi phải gượng ép áp dụng những tri thức “vô hồn” đó vào trong môn học. 

Dù gượng ép hay vô tình thì các em cũng đã “nói láo” trong những câu văn mô tả đơn giản nhất. Đây có lẽ cần phải được coi là một bài học phải chấn chỉnh trong cách dạy trẻ quan sát cuộc sống, cần dạy các em cách sáng tạo từ  những gì dã được học trong thực tế chứ không phải là sự gượng ép một cách máy móc với mục tiêu  chỉ để có bài nộp cho giáo viên. Theo những gì mà các em đã viết thì văn học vốn dĩ  đã sớm trở  thành một môn mà phải “nói láo”, nói quá, phải “bịa” ngay từ những bước tiếp cận đầu tiên. 

Máy móc và rập khuôn

Trong bài báo có đoạn: 
“Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản”. 
“Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…”

Có lẽ các em đã bị đặt nặng tâm lý rằng môn văn là phải mềm mại, mỹ miều, phải sâu sắc thì mới hay, do đó mà cứ phải “nói láo”, nói quá lên chăng? Đó chỉ là sự cần thiết phần nào, điều quan trọng là các em cần phải hiểu được mình đang viết gì chứ không phải là ép buộc mình theo những cái khuôn có sẵn. 

Những câu văn mô tả trên dường như là được học “lỏm” từ những gì đã được cất giữ trong nhận thức lý trí, khiến cho các em nghĩ sai, viết sai một cách thái quá, điều đó vô tình đã đánh mất đi cái hồn nhiên, sinh động trong lối viết vốn thuộc về trẻ thơ. 

Văn mô tả sẽ hay hơn, sinh động hơn nếu như được viết bởi chính những gì là cảm nhận chân thật, những gì gần gũi nhất với các em. Văn học không phải là thứ gì cao xa, càng không thể là một “cỗ máy” và học trò học văn càng không thể  giống như một người “tài xế vô lăng”. Người tài xế có thể cầm vô lăng để điều khiển cỗ máy một cách rập khuôn thuần thục bằng những gì sẵn có, bằng tri thức đã trở thành “lối mòn”, nhưng với người học văn thì không; các em nên tự là chính mình trong từng câu chữ, chủ động sáng tạo chứ không thể là những gượng ép sáo mòn, sáo rỗng. 

Chưa kể đến tình trạng hiện nay, học sinh chạy theo xu hướng thích và ưu tiên các môn tự nhiên hơn các môn xã hội. Trong bài “Học văn – thực trạng cần báo động” của tác giả Khánh Hòa đăng trên báo Giáo dục và Thời đại năm 2013, có đưa ra một dẫn chứng: “50% học sinh tốt nghiệp THPT không biết viết một bài làm văn theo đúng yêu cầu, viết sai chính tả, ngữ pháp, câu văn không gãy gọn”. Thực chất thì đây là vấn đề cần phải được rèn dũa từ những bước tiếp cận đầu tiên. 

Có lẽ không chỉ riêng những người làm cha, mẹ của các em học trò đã viết những trích đoạn trên đây cần phải suy nghĩ về cách giáo dục con cái, dạy trẻ về kỹ năng quan sát, cảm nhận trước cuộc sống. Đừng để văn học bị biến thành “cỗ máy” và học trò trở thành “người thợ” chỉ biết cần mẫn, rập khuôn. 

Nông Thị Thuyết
BMĐT.K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN