Sinh viên năm nhất nên làm gì để hòa nhập vào môi trường mới?
( Sóng trẻ) - Vượt qua kì thi Đại học đầy gian nan để đặt chân vào một môi trường học tập hoàn toàn mới đã gây ra nhiều bỡ ngỡ cho sinh viên năm nhất. Xa gia đình, bạn bè với bao nhiêu cám dỗ, làm thế nào để có thể vượt qua?
1. Bắt đầu phải học sống “tự lập”
Học đại học thường đồng nghĩa với phải xa nhà, xa bố mẹ, xa đi nhưng kỉ niệm để bước tiếp chặng đường đại học. Nhưng chính vì phải "tự lo” nhiều nên sinh viên cũng khó tránh khỏi những cám dỗ.
Tự lập là để trưởng thành và học cách tự học. Theo đó, những rắc rối đến dần từ áp lực học hành, thi cử và đặc biệt là việc chi tiêu chưa khoa gây cho sinh viên khó khăn rất nhiều.
Một số sinh viên đến khi đi học đại học vẫn phụ thuộc vào ba mẹ về việc giặt giũ cơm nước, đóng tiền chi phí sinh hoạt. Khi mọi chuyện đến quá dễ dàng, con người ta có xu hướng ỷ lại và phụ thuộc, đùn đẩy công việc cho người khác. Như vậy, các bạn đã đánh mất sự tự giác trên tinh thần tập thể,thiếu tính tự lập là thiếu đi trách nhiệm của bản thân đối với xã hội.
Học nấu ăn
2. Đừng để thời gian trôi vô ích
Lên đại học, có một bài học mà các bạn phải luôn ghi nhớ là “thời gian là vàng bạc”! Lập kế hoạch phân chia thời gian hợp lí sẽ là “chìa khóa” giúp sinh viên năm nhất đạt hiệu quả tốt trong học tập. Các bạn đừng nghĩ mình còn nhiều thời gian, cứ thong thả rồi sẽ “chạy” sau.
Nhiều sinh viên năm nhất sau khi đậu đại học tự thưởng cho mình bằng cách “ngủ bù”, “xả hơi” nhưng bằng cách này các bạn đang lãng phí thời gian mà đáng ra thời gian đại học chính là lúc các bạn cần tự học trên trường và nài đời nhiều nhất!
Tự thay đổi, tự thích nghi, tự thân vận động để trải nghiệm thật nhiều là lời khuyên có lẽ là hữu ích nhất dành cho các bạn!
Tham gia tình nguyện
3. Đánh mất niềm tin và tạo dựng lại niềm tin
Vượt vũ môn thành công sinh viên xa nhà và nhận được sự gửi gắm niềm tin từ: thầy cô, bạn bè, gia đình, ... nhưng sinh viên vào năm nhất, nhiều bạn đã đánh rơi niềm tin ấy! Sinh viên sống buông thả, bỏ bê học tập.
Vì vậy, hãy thay đổi bản thân, sống tích cực và cố gắng thích ứng với môi trường mới bằng những việc nhỏ nhặt nhất, mặc dù “niềm tin” mất đi rất khó tìm lại nhưng nếu cố gắng bạn có thể chiếm được niềm tin lớn hơn từ người khác.
4. Làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân?
Tìm hiểu bản thân xem mình cần thêm những kĩ năng, kiến thức gì để chủ động bổ sung là một việc làm vô cùng quan trọng với sinh viên. Đó có thể là kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, nại ngữ hoặc kĩ năng tin học, …. Nhưng tâm lý xả hơi và sự mơ hồ về mục tiêu làm cho nhiều sinh viên không ý thức và nắm bắt được cơ hội “lấp đầy” khuyết điểm của mình.
Không có gì là quá muộn để học hỏi; hãy phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và cố gắng trải nghiệm theo phương châm “đi một ngày đàng học một sang khôn”!
Học theo đam mê ( ảnh nguồn Internet).
Tạm kết:
Bước vào cánh cửa đại học, nhiều bạn bỡ ngỡ thậm chí là xa lạ với cách học mới. Liệu bạn đã sẵn sàng cho nhưng thay đổi đó? Mơ hồ trong nhận thức, những quyết định rụt rè và thái độ sống khép mình có thể là hạn chế ngăn cản bước đường thành công của bạn! Vì vậy, trước hết hãy trả lời được những câu hỏi như: Mình thích gì? Mình đang sống vì điều gì? Nên sống thế nào? Bắt đầu sống tự lập, đừng lãng phí thời gian, xây dựng niềm tin vững chắc cho mình và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân là những điều sinh viên nên hướng đến!
Nguyễn Đình Anh
Báo mạng điện tử K.32
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận