Mất cắp điện thoại ở giảng đường và bài học về tính cẩn thậ
(Sóng trẻ) - Tình trạng mất cắp điện thoại di động ở giảng đường đang khiến nhiều bạn học sinh, sinh viên không khỏi lo lắng, trước những chiêu trò ăn cắp vặt ngày càng tinh vi.
Hiện nay, hầu hết học sinh, sinh viên hầu hết đều có điện thoại di động. Điện thoại cảm ứng, điện thoại xịn với vô số chức năng trở nên rất phổ biến. Chiếc điện thoại di động giờ đây không chỉ đơn thuần là một phương tiện thông tin liên lạc mà còn trở thành vật thể hiện “đẳng cấp” của người sử dụng.
Cũng vì sinh viên ngày càng có nhiều điều kiện sở hữu những chiếc điện thoại giá trị cao mà nạn ăn cắp điện thoại ngày một phổ biến và tinh vi hơn xưa.
Nguyễn D. T. L (Sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền) tâm sự: "Cuối buổi học, mình lên bàn giảng viên nộp cho cô một số giấy tờ. Ngay sau đó về chỗ thì chiếc điện thoại Iphone 5 trong ngăn bàn đã "không cánh mà bay", lớp học cũng đã ra về gần hết. Dù đã cố gắng nhưng chiếc điện thoại đến nay vẫn không tìm lại được".
Chu T.N. (Sinh viện Đại học kinh tế kĩ thuật công nghiệp Hà Nội) cũng bị mất một chiếc thoại gần chục triệu trong giờ thể dục. "Kẻ gian đã trà trộn vào bằng cách mặc đồng phục thể dục của trường vào và lấy cắp 130 nghìn và chiếc điện thoại đắt tiền ở cặp sách khi mình tập thể dục" - T.N bức xúc chia sẻ.
Đối với các bạn học tín chỉ, các thành viên trong lớp đôi khi cũng chẳng nhớ nổi mặt nhau, việc kẻ trộm đột nhập vào lớp càng trở nên dễ dàng hơn só với các lớp học liên chế.
Vũ Đức M (Sinh viiên Đại học Mỏ - Địa chất) đã để quên chiếc Lumia 520 ở ngăn bàn học và ra về. Ngay khi nhớ ra quay lại thì chiếc điện thoại đã biến mất.
Nói về tình trạng mất cắp, chúng ta phải nhận rõ một thói rất xấu của người Việt, thói ăn cắp vặt. Đáng buồn hơn, khi nạn ăn cắp tràn đến Học đường, chứng tỏ mức độ tuổi tác của đối tượng ăn cắp đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một lỗ hổng đáng trách trong giáo dục về đạo đức của nhà trường.
Nạn ăn cắp điện thoại di động từ đường phố đã tràn về tới giảng đường
Tuy nhiên, nạn mất cắp điện thoại di động trên giảng đường cũng là một bài học cảnh tỉnh cho tất cả sinh viên, học sinh đang sở hữu những chiếc di động "sang chảnh". Bởi, nhiều bạn học sinh, sinh viên, sắm cho mình những chiếc điện thoại vô cùng đắt tiền chỉ vì tính thời thượng của nó mà chưa phát huy hết giá trị sử dụng của chúng. Tất nhiên, không phải sinh viên nào cũng mua điện thoại sang trọng chỉ vì sự hào nhoáng của nó. Song rõ ràng, đối với một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên, điện thoại đắt tiền đã bị biến tướng thành những vật mang tính trang trí, tô điểm cho sự giàu có, sành điệu của họ. Đây là một hành động không đáng được cổ súy.
Một điểm đáng lưu ý khác, những chiếc điện thoại xịn cũng như một tài sản lớn mà mỗi người cần tự cất giữ và bảo quản. Không thể trách người bị hại có lỗi nhưng chính sự bất cẩn của họ là điểm sơ hở để những kẻ gian có cơ hội hoành hành.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trần Huệ Anh
Báo mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận