Game online: Thực sự hại?

(Sóng trẻ) - Game online và những vấn nạn từ nó lâu nay vẫn luôn là điều được đưa ra mổ xẻ, phân tích. Nhưng liệu những trò chơi trực tuyến có phải là thủ phạm chính gây ảnh hưởng xấu, làm tha hóa cả một bộ phận giới trẻ.


Nhắc đến game online, chắc hẳn đa số chúng ta sẽ nghĩ đến những trò chơi bạo lực giết chóc đẫm máu .Nhắc đến hai chữ game thủ, ta sẽ hình dung ra những khuôn mặt đờ đẫn , ngây dại, những hình hài gầy gò, dặt dẹo ngủ gục ngay trên bàn phím.Có lẽ game online để lại hình ảnh xấu xí trong mắt những người chưa thực sự tiếp xúc với nó như vậy, một phần do truyền thông. 


Xuất hiện đầy rẫy trên báo mạng, truyền hình, game online lâu nay luôn luôn được phân vai phản diện. Những vụ án như "Giết ông nại lấy tiền chơi game", "Nam sinh lớp 10 giết bác cướp vàng vì nghiện game", "Nghiện game online, 2 anh em họ sát hại bà cướp 4 triệu đồng" không còn xa lạ, gây sốc đối với dư luận bởi họ đã quá quen với tình trạng xã hội này. Nhưng cũng chính vì thế mà dư luận đã tự hình thành cho mình suy nghĩ những vụ án thủ phạm là thanh thiếu niên đều có chung kẻ "giật dây" là game online.


70b60b998_20120419152325_minhoa.jpg

Game online có phải thủ phạm? (Nguồn: ogle)


Nhưng liệu game online có phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho hành động của những đứa trẻ mới chập chững ở ngưỡng cửa cuộc đời?


Trách nhiệm đầu tiên phải đến từ gia đình, nhà trường những người trực tiếp quản lý, định hướng cho các em chứ không phải khi sự việc đã rồi mới ngỡ ngàng, đau xót và quy đổ tại những trò chơi trực tuyến biến con em mình thành ra như vậy. Việc các em chơi game là hoàn toàn bình thường, nhưng quan tâm đến sở thích, suy nghĩ của thanh thiếu niên – lứa tuổi đang trải qua nhiều thay đổi tâm sinh lý và đang háo hức khám phá mọi thứ, lại là việc mà hiện nay rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ vô tình hay hữu ý đã bỏ qua. Chính bản thân cha mẹ phải quản lý con em mình, như máy tính không để trong phòng ngủ của con, giờ giấc chơi cho phù hợp, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường phải chặt chẽ để tránh việc các em bỏ học đi chơi.


Tiếp đến, không thể không nhắc tới các nhà phát hành, những doanh nghiệp sản xuất và quản lý trò chơi trực tuyến. Khi đưa những “đứa con tinh thần” của mình ra thị trường, nhà phát hành luôn muốn gây ấn tượng với game thủ bằng cốt truyện hấp dẫn, đồ họa đẹp mắt cùng với những nhân vật nóng bỏng, gợi cảm, những cảnh hành động chân thực, rõ nét. Cũng chính vì điều đó mà không phải lứa tuổi nào cũng phù hợp để tham gia. Không khó để chúng ta nhìn thấy những cảnh báo “Game dành cho người trên 18 tuổi” trên những trò chơi trực tuyến, hay những giới hạn độ tuổi bằng cách khai báo chứng minh thư khi lập tài khoản game nhưng có lẽ chỉ là những cách bày ra cho có của nhà quản lý.


70b60b998_anh18cd40.jpg

Cảnh báo lứa tuổi trong game Đột Kích của VTC Game (Nguồn: ogle)


Thực tế là hiện nay, ở bất kì quán game nào, ta cũng có thể thấy được hình ảnh những em học sinh vẫn quàng khăn đỏ đang tập trung cao độ chơi những game bắn giết, hay chăm chú nhìn vào những khoảng hở da thịt trên người nhân vật trong game. Rõ ràng là việc cảnh báo và tuyên truyền lứa tuổi nào được phép tham gia trò chơi trực tuyến của nhà quản lý không có bất kì tác dụng nào và cũng chính điều đó đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


Game online không xấu. Thậm chí nó còn giúp người chơi giải trí, giảm stress, kích thích sự sáng tạo, rèn luyện khả năng phản ứng nhạy bén và tập trung cao. Nhưng nếu quá chìm đắm trong thế giới ảo, ta sẽ lạc lối và bỏ quên mất cuộc sống bên nài. Chính vì thế, nài chính bản thân game thủ còn cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, nhà trường cũng như nhà quản lý để game online ngày càng góp ích cho cuộc sống và được đón nhận cởi mở hơn.


Game online có thật sự đang gây hại đến xã hội? Liệu có cách nào để game online có thể hòa nhập và được đón nhận một cách thân thiện hơn?


Mời các bạn đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này bằng cách để lại nhận xét trong phần bình luận hoặc gửi về hòm thư [email protected]. Xin cảm ơn!


Vũ Long - Nhóm 7

Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN