Ai đã đánh cắp những bài hát trẻ thơ?

(Sóng trẻ) - Dạo quanh các ngôi trường cấp 1, cấp 2, văng vẳng đâu đó bên tai là những ca khúc của tuổi trẻ về tình yêu đôi lứa, những ca khúc nhạc trẻ hiện đại nay đã làm cho những ca khúc tuổi thần tiên dần đi vào quên lãng...

Đâu rồi những bài hát tuổi thơ?

Một thực tế dễ nhận ra đó là, trong các sách giáo khoa giảng dạy âm nhạc cho cấp 1, cấp 2 vẫn còn đó những bài hát phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ như “Đi học”, “Ai yêu bác Hồ Chí minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Trái đất này là của chúng mình”... những ca khúc với ca từ đẹp, ca ngợi cuộc sống, giáo dục nhận thức cho các em về những bài học trong cuộc sống. Thế nhưng, bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, thay vì hát những bài hát thầy cô dạy thì các em nhỏ đang bị cuốn vào những trào lưu của xã hội, đó là hát những bài hát về tình yêu đôi lứa, sự đổ vỡ trong, hạnh phúc, đau khổ... trong cái thứ tình cảm mà các em chưa định hình được nó là thứ tình cảm gì? 

602fc7137_20130806152332traidatnaylacuachungminh.jpg
Những ca từ phù hợp với lứa tuổi dần đi vào quên lãng

Em Phạm Minh Tuấn, học sinh lớp 7, trường THCS Giảng Võ, Hà Nội, tâm sự:  “Ở lớp em, các bạn ít ai hát những bài hát mà thầy cô dạy cả, mà mọi người đều hát những bài của anh Sơn Tùng, anh Hồ Quang Hiếu... vào những giờ ra chơi hay tan học”

Cũng theo em Tuấn, các ca khúc mà thầy cô dạy thì rất khó thuộc lời, nhưng những bài hát của những “thần tượng” hát thì các bạn nhỏ lại tiếp thu rất nhanh và hát rất say sưa, nhiều bạn còn mua những cuốn sổ rất đẹp để viết lời bài hát, bên cạnh bài hát là những tấm hình của những ca sĩ mà các em gọi là thần tượng ấy. Để thấy rằng, sự tiêm nhiễm của những dòng nhạc hiện đại đã và đang ngấm dần vào tâm hồn những em nhỏ, tuổi hồn nhiên, trong sáng.

Vì đâu?

Ở cái tuổi thần tiên như các em, cái tuổi mà đáng ra phải sống trong những suy nghĩ hồn nhiên nhất, ngây ngô đến đáng yêu để hòa mình trong những ca từ mơ mộng, giàu hình ảnh, thôi thúc cho sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống, giáo dục những bài học về tình bạn, về cha mẹ, thầy cô, mái trường... thì các em lại say sưa ngân nga mãi không biết chán những ca khúc về những sự “đổ vỡ”, những “ca từ nóng bỏng”, những câu hát, nhạc điệu mà ở tuổi các em chưa thể nào cảm nhận được. Để rồi, những “chuyện tình học trò” những cái “bắt chước” ngây thơ ấy đã làm nên bao hệ quả không ai mong muốn.

Nhà báo Nguyễn Thị Bính, công tác tại Tạp chí Dạy và Học ngày nay, người có rất nhiều nghiên cứu về tâm lí của các em học sinh, chia sẻ: “Ở tuổi các cháu cấp 1, cấp 2, do còn chưa hoàn thiện về nhận thức nên rất dễ bị tiêm nhiễm bởi những tác động từ nài vào. Các cháu thường có biểu hiện bắt chước lại những gì mình tiếp nhận được từ bên nài vào trong hành động của bản thân, với những sự tác động của xã hội hiện đại ngày nay thì các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc và chú ý đến đời sống tinh thần của con cái mình hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”.

Có một sự thật cần nhìn nhận rằng, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành những thói quen cho con cái mình, trong đó có dòng nhạc mà những người lớn tuổi trong gia đình nghe. Việc khuyến khích con cái nghe nhạc đúng với lứa tuổi bằng cách mua các băng đĩa ca nhạc, bật những bài hát ấy hay thậm chí hát những bài hát ấy cùng con mình nhằm tạo nên sự thích thú, khích lệ các em. Thế nhưng, không phải bậc làm cha, làm mẹ nào cũng để ý đến điều này, cuộc sống vất vả lo toan, cuốn theo những đống công việc nài xã hội, các bậc làm cha, làm mẹ đã vô tình nới lỏng sinh hoạt tinh thần của con mình, “cổ vũ” các con bằng cách khen ngợi con hát những bài hát người lớn, thậm chí còn mang chuyện đấy để đi khoe với hàng xóm, láng giềng, bạn bè... để nhận về sự tán thưởng.

602fc7137_8d74ba9f4691dce4da5c8a59dfb15951.jpg
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thói quen con trẻ

Trong thực tế cho thấy, con cái thường ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và nhận thức của con cái, trong môi trường nào các em sẽ thường bị ảnh hưởng nhất định theo những lối sinh hoạt khác nhau. Cha mẹ thường nghe những ca khúc nhạc trữ tình, nhạc quê hương, thì con cái cũng theo đó mà nhẩm theo, rồi theo ngày tháng mà ăn sâu vào trong tâm hồn các em, những ca từ ngọt ngào, ca ngợi đất nước, tình yêu, tình thương con người sẽ tưới vào tâm hồn, tác động đến hành vi, ứng xử của các em nhỏ trong cuộc sống. 

Bên cạnh sự tác động của gia đình, người thân thì sự tác động của xã hội là nguyên nhân không nhỏ “đánh cắp” đi những nốt nhạc của tuổi thơ. Từ những chương trình ti vi, những chương trình dành cho lứa tuổi các em cũng ít dần đi, hoặc có chăng thì chưa tạo được cho các em sự hứng thú để theo dõi. 

Đơn cử như trong các lễ chào cờ đầu tuần, thay vì giọng từ chính các em học sinh cất lên thì thay vào đó là tiếng loa đài “hát hộ”. Để rồi, một thực trạng đau lòng là rất nhiều các em học sinh tuần nào cũng chào cờ nhưng lại không thuộc trọn vẹn bài hát “Tiến Quân ca”.

Hễ cứ ra đường là những ca khúc nhạc trẻ sôi động vang lên từ những cửa hàng, shop thời trang,... cứ như vậy, ngày một, ngày hai thì không sao nhưng theo tháng này qua tháng khác các bài hát đã từ bao giờ không hay ngấm vào suy nghĩ, thói quen sống của các em!

Cần một sự nhập cuộc mạnh tay hơn nữa, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm sâu sát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Để không có những sự việc đáng tiếc về nhân cách, hành vi, suy nghĩ và lối sống của các em nhỏ. Để trả lại cho các em tuổi thơ hồn nhiên với những ca từ nhí nhảnh, vui nhộn, ca ngợi tình thương con người, tình yêu cuộc sống...

Đoàn Bổng
Báo mạng điện tử K32
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN