Gặp gỡ anh chàng đem trào lưu Contact Juggling tới Việt Nam
(Sóng Trẻ) - Được du nhập từ năm 2011, bộ môn nghệ thuật đường phố Contact Juggling (tung hứng với cầu pha lê) nhanh chóng “hút hồn” giới trẻ Việt. Là người đầu tiên đưa bộ môn này tới Việt Nam, anh Trần Đình Tùng – Trưởng nhóm Club Contact Juggling Việt đã có những chia sẻ thú vị về bộ môn nghê thuật độc đáo này.
Anh có thể giới thiệu đôi chút về bộ môn Contact Juggling được không?
Đây là môn nghệ thuật tung hứng với quả cầu pha lê nặng tới 1,6kg nhưng khi biểu diễn trên tay lại khiến người xem có cảm giác quả cầu đó có thể bay bổng trên không, gây ảo giác thật, giả cho người xem.
Cơ duyên nào đã đưa anh đến với bộ môn này?
Thực tình cũng không phải là cơ duyên nào mà tôi chỉ vô tình xem được clip biểu diễn cầu pha lê trên youtube, xem nhiều thấy hứng thú với bộ môn nghệ thuật này nên mò mẫm học theo, hơn nữa Contact Juggling chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam nên tôi muốn tìm hiểu sâu hơn.
Điều gì ở bộ môn này đã thu hút anh khiến anh quyết định luyện tập bộ môn này?
Cảm nhận đầu tiên khi tôi xem những clip trình diễn bộ môn này là lạ mắt, tò mò và thích thú. Hơn nữa, tôi thấy ở Việt Nam chưa có ai tập luyện bộ môn nghệ thuật này, việc quyết định tập Contact Juggling ban đầu muốn tìm kiếm một bộ môn nào đó đặc biệt để trải nghiệm, thử thách khả năng của tôi, sau đó muốn nó trở thành tài năng riêng của chính mình.
Ở nước nài, Contact Juggling khá phổ biến. Tuy nhiên, theo anh vì sao những năm gần đây giới trẻ Việt mới biết đến bộ môn này?
Trên thế giới có khá nhiều bộ môn nghệ thuật đường phố khác nhau và Contact Juggling chỉ là một trong số đó. Để du nhập vào Việt Nam thì đều cần phải có thời gian. Có thể đã có rất nhiều người xem qua và tò mò nhưng lại không dám thử sức hoặc không thể tự tìm tòi, tập luyện bộ môn này, hay đơn giản là bộ môn này chưa đủ sức hút để họ quyết định đầu tư công sức luyện tập.
Là người đầu tiên khởi xướng bộ môn này ở Việt Nam và chỉ học qua những clip trên mạng. Vậy, anh đã mất bao lâu để biểu diễn thành thạo và gặp phải những khó khăn gì trong quá trình luyện tập Contact Juggling?
Tôi đã mất hai năm để thành thạo bộ môn này. Khó khăn gặp phải thì rất nhiều bởi bộ môn này còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Như về dụng cụ luyện tập, động tác, bài diễn, diễn theo nhạc, diễn với các kích thước cầu khác nhau, hay đơn giản tìm và tập hợp người cũng đam mê để luyện tập cũng khá khó khăn.
Anh có thể chia sẻ rõ hơn về những khó khăn gặp phải của anh?
Ví dụ như để mua được cầu thủy tinh phải tự chủ động đi tìm ở nhiều cửa hàng trên địa bàn thành phố, do hoàn toàn học qua clip nên việc tìm cách học theo thực sự rất khó khăn, dễ bị chấn thương đối với những động tác khó, phức tạp; hoặc tìm phong cách biểu diễn riêng cũng là một vấn đề mất khá nhiều thời gian, công sức.
Club Contact Juggling Việt là nhóm đầu tiên chơi bộ môn này ở Việt Nam, là trưởng nhóm anh có thể chia sẻ đôi chút về hoạt động của nhóm?
Ban đầu, sau khi luyện tập được một thời gian thì tôi rủ bạn bè cùng tập và lập nhóm. Dần dần số lượng thành viên tham gia nhóm ngày càng đông, dao động từ 15 – 30 người. Họ thường xuyên luyện tập, đi biểu diễn ở một số nơi và quảng bá cho bộ môn mới này. Tuy nhiên cho đến hiện nay nhóm đã tan rã, chỉ còn các thành viên trụ cột chơi riêng lẻ, thỉnh thoảng gặp mặt hội họp.
Vì lý do gì mà nhóm không tiếp tục hoạt động?
Có rất nhiều lý do khác nhau. Một phần là do không có người dẫn dắt, luyện tập cho cả đội bởi những thành viên trụ cột đến thời điểm này đều bận rộn và vướng các công việc khác, thêm nữa là việc thiếu thống nhất thời gian giữa các thành viên trong đội, đồng thời nhóm cũng vẫn chưa đưa ra được một hướng phát triển mới cho bộ môn này.
Anh có nghĩ bộ môn nghệ thuật này sẽ thoái trào nếu không có hướng phát triển mới và chuyên nghiệp hơn nữa?
Theo tôi, bất cứ bộ môn nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần phải có sự đầu tư luyện tập và định hướng phát triển đúng đắn.
Hai năm luyện tập vất vả không phải là một khoảng thời gian nhỏ, vậy đã bao giờ anh có dự định đưa bộ môn nghệ thuật này trở nên chuyên nghiệp và mang phong cách của riêng mình không?
Đưa Contact Juggling trở nên chuyên nghiệp hơn có lẽ bất cứ ai luyện tập bộ môn này cũng đều muốn thực hiện điều đó. Còn mang phong cách riêng thì tôi vẫn luôn nỗ lực sáng tạo cái của riêng mình ngay từ khi đến với bộ môn này.
Những lời khuyên của anh cho các bạn trẻ tham gia bộ môn nghệ thuật mới này?
Tất nhiên đối với bất kì bộ môn nào cũng cần phải có niềm đam mê và sự kiên trì tập luyện. Điều quan trọng của bộ môn này là phải điều khiển quả cầu bằng cổ tay sao cho điêu luyện nên cần phải tập trung cao độ, thả hồn vào quả cầu để quả cầu di chuyển thật và nhẹ nhàng hơn. Do bộ môn này không có hướng dẫn cụ thể nên người luyện tập cần xem nhiều clip để nâng cao khả năng diễn xuất với quả cầu pha lê. Bên cạnh đó có thể tập theo nhóm để hỗ trợ nhau trong quá trình luyện tập.
Anh có thể chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian gắn bó với bộ môn Contact Juggling này không?
Đáng nhớ thì phải kể đến những lần tai nạn khi luyện tập, lúc đầu mới luyện tập cầu rơi nhiều tới mức sứt mẻ không thể cầm xoay được. Quả cầu pha lê khá nặng nên nhiều khi đưa lên cao chẳng may trượt tay bị cầu rơi trúng mặt, đau lắm, thậm chí sưng mấy tuần liền. Tuy nhiên sau những tai nạn đó khiến tôi rút được kinh nghiệm và cẩn thận hơn khi luyện tập.
Định hướng của anh trong thời gian tới là gì?
Có lẽ trong thời gian tới tôi sẽ nghỉ chơi cầu một thời gian, tập trung việc học hơn bởi năm nay cũng là năm cuối, vẫn tiếp tục những đam mê của mình nhưng có lẽ khi ra trường sẽ ổn định việc làm.
Mất rất nhiều thời gian và công sức tập luyện, anh không tiếc khi bỏ dở bộ môn này sao?
(Cười) Cũng có tiếc chứ, nhưng tôi nghĩ rằng nên cân bằng mọi thứ, việc quan trọng hơn nên ưu tiên nhiều hơn. Với lại tôi cũng không định dừng hẳn mà chỉ là tạm ngưng hoạt động một thời gian để tập trung hơn cho những công việc quan trọng trước mắt.
Bên cạnh Contact Juggling, anh còn niềm đam mê nào khác nữa không?
Tất nhiên là có rất nhiều rồi (cười), những gì liên quan đến nghệ thuật tôi đều thích như nhảy, chụp hình, quay phim,…
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc anh và các thành viên trong nhóm Contact Juggling luôn tràn đầy năng lượng và đam mê. Chúc cho mọi dự định, ước mơ của anh sẽ thành hiện thực!
Anh có thể giới thiệu đôi chút về bộ môn Contact Juggling được không?
Đây là môn nghệ thuật tung hứng với quả cầu pha lê nặng tới 1,6kg nhưng khi biểu diễn trên tay lại khiến người xem có cảm giác quả cầu đó có thể bay bổng trên không, gây ảo giác thật, giả cho người xem.
Cơ duyên nào đã đưa anh đến với bộ môn này?
Thực tình cũng không phải là cơ duyên nào mà tôi chỉ vô tình xem được clip biểu diễn cầu pha lê trên youtube, xem nhiều thấy hứng thú với bộ môn nghệ thuật này nên mò mẫm học theo, hơn nữa Contact Juggling chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam nên tôi muốn tìm hiểu sâu hơn.
Điều gì ở bộ môn này đã thu hút anh khiến anh quyết định luyện tập bộ môn này?
Cảm nhận đầu tiên khi tôi xem những clip trình diễn bộ môn này là lạ mắt, tò mò và thích thú. Hơn nữa, tôi thấy ở Việt Nam chưa có ai tập luyện bộ môn nghệ thuật này, việc quyết định tập Contact Juggling ban đầu muốn tìm kiếm một bộ môn nào đó đặc biệt để trải nghiệm, thử thách khả năng của tôi, sau đó muốn nó trở thành tài năng riêng của chính mình.
Ở nước nài, Contact Juggling khá phổ biến. Tuy nhiên, theo anh vì sao những năm gần đây giới trẻ Việt mới biết đến bộ môn này?
Trên thế giới có khá nhiều bộ môn nghệ thuật đường phố khác nhau và Contact Juggling chỉ là một trong số đó. Để du nhập vào Việt Nam thì đều cần phải có thời gian. Có thể đã có rất nhiều người xem qua và tò mò nhưng lại không dám thử sức hoặc không thể tự tìm tòi, tập luyện bộ môn này, hay đơn giản là bộ môn này chưa đủ sức hút để họ quyết định đầu tư công sức luyện tập.
Anh Trần Đình Tùng – Trưởng nhóm Club Contact Juggling Việt.
Là người đầu tiên khởi xướng bộ môn này ở Việt Nam và chỉ học qua những clip trên mạng. Vậy, anh đã mất bao lâu để biểu diễn thành thạo và gặp phải những khó khăn gì trong quá trình luyện tập Contact Juggling?
Tôi đã mất hai năm để thành thạo bộ môn này. Khó khăn gặp phải thì rất nhiều bởi bộ môn này còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Như về dụng cụ luyện tập, động tác, bài diễn, diễn theo nhạc, diễn với các kích thước cầu khác nhau, hay đơn giản tìm và tập hợp người cũng đam mê để luyện tập cũng khá khó khăn.
Anh có thể chia sẻ rõ hơn về những khó khăn gặp phải của anh?
Ví dụ như để mua được cầu thủy tinh phải tự chủ động đi tìm ở nhiều cửa hàng trên địa bàn thành phố, do hoàn toàn học qua clip nên việc tìm cách học theo thực sự rất khó khăn, dễ bị chấn thương đối với những động tác khó, phức tạp; hoặc tìm phong cách biểu diễn riêng cũng là một vấn đề mất khá nhiều thời gian, công sức.
Club Contact Juggling Việt là nhóm đầu tiên chơi bộ môn này ở Việt Nam, là trưởng nhóm anh có thể chia sẻ đôi chút về hoạt động của nhóm?
Ban đầu, sau khi luyện tập được một thời gian thì tôi rủ bạn bè cùng tập và lập nhóm. Dần dần số lượng thành viên tham gia nhóm ngày càng đông, dao động từ 15 – 30 người. Họ thường xuyên luyện tập, đi biểu diễn ở một số nơi và quảng bá cho bộ môn mới này. Tuy nhiên cho đến hiện nay nhóm đã tan rã, chỉ còn các thành viên trụ cột chơi riêng lẻ, thỉnh thoảng gặp mặt hội họp.
Vì lý do gì mà nhóm không tiếp tục hoạt động?
Có rất nhiều lý do khác nhau. Một phần là do không có người dẫn dắt, luyện tập cho cả đội bởi những thành viên trụ cột đến thời điểm này đều bận rộn và vướng các công việc khác, thêm nữa là việc thiếu thống nhất thời gian giữa các thành viên trong đội, đồng thời nhóm cũng vẫn chưa đưa ra được một hướng phát triển mới cho bộ môn này.
Anh có nghĩ bộ môn nghệ thuật này sẽ thoái trào nếu không có hướng phát triển mới và chuyên nghiệp hơn nữa?
Theo tôi, bất cứ bộ môn nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần phải có sự đầu tư luyện tập và định hướng phát triển đúng đắn.
Hai năm luyện tập vất vả không phải là một khoảng thời gian nhỏ, vậy đã bao giờ anh có dự định đưa bộ môn nghệ thuật này trở nên chuyên nghiệp và mang phong cách của riêng mình không?
Đưa Contact Juggling trở nên chuyên nghiệp hơn có lẽ bất cứ ai luyện tập bộ môn này cũng đều muốn thực hiện điều đó. Còn mang phong cách riêng thì tôi vẫn luôn nỗ lực sáng tạo cái của riêng mình ngay từ khi đến với bộ môn này.
Anh Tùng “thả hồn” với quả cầu pha lê. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Những lời khuyên của anh cho các bạn trẻ tham gia bộ môn nghệ thuật mới này?
Tất nhiên đối với bất kì bộ môn nào cũng cần phải có niềm đam mê và sự kiên trì tập luyện. Điều quan trọng của bộ môn này là phải điều khiển quả cầu bằng cổ tay sao cho điêu luyện nên cần phải tập trung cao độ, thả hồn vào quả cầu để quả cầu di chuyển thật và nhẹ nhàng hơn. Do bộ môn này không có hướng dẫn cụ thể nên người luyện tập cần xem nhiều clip để nâng cao khả năng diễn xuất với quả cầu pha lê. Bên cạnh đó có thể tập theo nhóm để hỗ trợ nhau trong quá trình luyện tập.
Anh có thể chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian gắn bó với bộ môn Contact Juggling này không?
Đáng nhớ thì phải kể đến những lần tai nạn khi luyện tập, lúc đầu mới luyện tập cầu rơi nhiều tới mức sứt mẻ không thể cầm xoay được. Quả cầu pha lê khá nặng nên nhiều khi đưa lên cao chẳng may trượt tay bị cầu rơi trúng mặt, đau lắm, thậm chí sưng mấy tuần liền. Tuy nhiên sau những tai nạn đó khiến tôi rút được kinh nghiệm và cẩn thận hơn khi luyện tập.
Định hướng của anh trong thời gian tới là gì?
Có lẽ trong thời gian tới tôi sẽ nghỉ chơi cầu một thời gian, tập trung việc học hơn bởi năm nay cũng là năm cuối, vẫn tiếp tục những đam mê của mình nhưng có lẽ khi ra trường sẽ ổn định việc làm.
Mất rất nhiều thời gian và công sức tập luyện, anh không tiếc khi bỏ dở bộ môn này sao?
(Cười) Cũng có tiếc chứ, nhưng tôi nghĩ rằng nên cân bằng mọi thứ, việc quan trọng hơn nên ưu tiên nhiều hơn. Với lại tôi cũng không định dừng hẳn mà chỉ là tạm ngưng hoạt động một thời gian để tập trung hơn cho những công việc quan trọng trước mắt.
Bên cạnh Contact Juggling, anh còn niềm đam mê nào khác nữa không?
Tất nhiên là có rất nhiều rồi (cười), những gì liên quan đến nghệ thuật tôi đều thích như nhảy, chụp hình, quay phim,…
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc anh và các thành viên trong nhóm Contact Juggling luôn tràn đầy năng lượng và đam mê. Chúc cho mọi dự định, ước mơ của anh sẽ thành hiện thực!
Tạ Thị Hà Trang
Báo mạng điện tử K30
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận