Gặp người chiến sĩ cơ yếu, giải mã những chiến công

(Sóng trẻ) - Giữa những trang sử vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Pháp, còn đó câu chuyện về những người chiến sĩ không trực tiếp cầm súng nhưng vẫn góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Một trong những chiến sĩ như vậy là ông Nguyễn Văn Khôi, cựu binh cơ yếu, người đã cống hiến cuộc đời mình cho công tác bảo mật thông tin, đóng vai trò quyết định trong các chiến dịch trọng yếu của quân dân ta.

Duyên nợ với ngành cơ yếu

Năm 1972, ông Khôi khi ấy đang hành quân vào chiến trường Quảng Trị đầy khốc liệt thì bất ngờ được Ban Cơ yếu Sư đoàn 325 tuyển chọn để đào tạo về công tác cơ yếu. Từ khoảnh khắc ấy, ông gắn bó với ngành cơ yếu cho đến khi nghỉ hưu. 

z6066849193313_f6f544f539b3bda62f92cbaa02652c8e.jpg
Ông Nguyễn Văn Khôi (áo trắng) cùng đồng nghiệp vào năm 2005. Ảnh: NVCC.

 

Những ngày tháng của người lính cơ yếu không hề dễ dàng. Ông cùng đồng đội phải đối mặt với thiếu thốn về trang thiết bị, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và phải luôn đảm bảo thông tin được truyền đi kịp thời, chính xác tuyệt đối.

Ông Khôi chia sẻ: “Chúng tôi luôn tâm niệm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi bức điện mật mang một sứ mệnh thiêng liêng, quyết định đến sự sống còn của đồng đội và dân tộc”. Chính lòng quyết tâm ấy đã giúp ông vượt qua bao khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông Khôi là người trực tiếp phục vụ mã dịch điện mật cho Bộ Chính trị và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những thông điệp mang tính quyết định trong thời khắc lịch sử của dân tộc.

Bức điện mật lịch sử

Trong số những bức điện mật mà ông Khôi từng giải mã, ông nhớ mãi bức điện đặc biệt ngày 7/4/1975. Đó là bức điện khẩn, ký tên “Văn” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

“Bức điện ấy thể hiện quyết tâm sắt đá của Đảng và Nhà nước, phải đánh nhanh, thắng nhanh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, ông Khôi nhớ lại. “Tôi và một đồng đội đã giải mã bức điện chỉ trong 7 phút, nhanh chóng truyền đạt đến các đơn vị chiến đấu. Đó là một khoảnh khắc không thể nào quên”.

z6066849202952_879698d6505128388f5f1770c0958346.jpg
Bức điện mật làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc. Ảnh: NVCC

 

Bức điện không chỉ là một mệnh lệnh mà còn là tiếng gọi thiêng liêng, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chỉ huy và chiến sĩ trên chiến trường với phương châm: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

Với tinh thần ấy, quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam đã quyết tâm cao độ, sẵn sàng vượt qua mọi gian khó, thúc đẩy tốc độ hành quân, vừa mở đường, vừa tiến đánh quân địch. Sức mạnh toàn dân tộc dồn vào trận quyết chiến cuối cùng tại Sài Gòn, đem đến chiến thắng vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng mệnh lệnh ấy vẫn vang vọng như nguồn động lực mãnh liệt, khơi dậy ý chí quyết chiến, quyết thắng, đáp ứng khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thúc đẩy sức mạnh cả nước cho trận đấu lịch sử cuối cùng vì độc lập, tự do.

Sứ mệnh của người lính cơ yếu 

Ông Khôi cho rằng, trong công tác cơ yếu, giữ bí mật là điều quan trọng nhất. “Sống để bụng, chết mang theo” - câu nói mà ông và đồng đội luôn tâm niệm, nhắc nhở bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, ông Khôi vẫn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Mật mã phải bí mật, nhanh chóng, chính xác. Các chú làm mật mã phải bí mật và đoàn kết”. Ngay cả khi đã nghỉ hưu, ông vẫn luôn dõi theo sự phát triển của ngành cơ yếu và tin tưởng rằng các thế hệ sau sẽ tiếp tục bảo vệ bí mật quốc gia một cách vững chắc.

Chiến công thầm lặng của ông và những người lính cơ yếu không được khắc ghi rực rỡ trên bảng vàng, nhưng vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Câu chuyện về ông Nguyễn Văn Khôi là một minh chứng rõ ràng cho sự hy sinh lặng lẽ và những đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN