Gia đình có phải là tất cả…?

(Sóng trẻ) - Đã bao giờ bạn nhìn xuống đôi chân của mình rồi tự hỏi “tại sao mình lại phải mang dép, đeo đẳng cho nó đến hết cuộc đời” chưa? Bạn cho rằng gia đình là tất cả, là giá trị vĩnh viễn tồn tại bên trong mỗi người, cũng giống như đôi dép kia. Điều đó đúng nhưng chưa đủ.


 Gia đình là cái nôi khổng lồ nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách con người, là tổ ấm, nơi gửi gắm tình cảm và đón nhận những giá trị yêu thương, thiêng liêng và cao quý trong mối quan của các thành viên. Thế nhưng, ở một góc độ khác, đặt vào nếp suy nghĩ và văn hóa của người Việt lâu nay, đôi khi gia đình lại là một gánh nặng, là rào cản trong việc  xây dựng một cá nhân độc lập. Những câu nói vô thưởng vô phạt như “trách nhiệm thuộc về tập thể, ý thức của mỗi cá nhân” nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực ra không có ý nghĩa gì cả. Nó xuất phát từ một nếp suy nghĩ vô kỉ luật, vô trách nhiệm và văn hóa bầy đàn của ta lâu nay.

Gia đình không phải là tất cả. Tại sao vậy? Thử hỏi những em bé đang học cấp 1 xem, một ngày nó phải học nhiêu tiếng, phải thi học sinh giỏi bao nhiêu lần trong năm, phải đi học thêm bao nhiêu môn,…và cuối cùng dành bao nhiêu thời gian để vui chơi, thỏa sức sáng tạo? Không phủ nhận, người Việt hiếu học, nhưng nhiều khi nó cũng phát từ sự “sĩ diện hão” từ gia đình thì đúng hơn, bởi lẽ “con của cán bộ mà học dốt thì còn gì nhục bằng!”.

Gia đình có phải là áp lực đối với bạn? Bạn đang theo học trường đại học do bố mẹ chọn hay nó xuất phát từ ước mơ, niềm đam mê? Hãy thú thật với chính mình. Sau khi giải thoát cuộc đời học trò sau chuỗi ngày tháng ôn thi “quằn quại” trên đống bài vở bằng tấm vé vào đại học, có lẽ bố mẹ còn vui mừng hơn tôi nhiều. Đương nhiên là nài việc hạnh phúc cho con, hơn cả đó còn là niềm tự hào vô giá khi được khoe với mọi người.

 6da05865b_2.jpg
Áp lực gia đình (ảnh minh họa)

Chính từ gánh nặng áp lực gia đình, sẽ dẫn tới một kết quả nghiêm trọng hơn, đó là cắt đứt khả năng tư duy độc lập một đứa trẻ. Câu chuyện cũ nhưng sức nóng vẫn còn bởi lẽ “không phụ thuộc vào bố mẹ thì lấy tiền đâu ra để ăn chơi, chè cháo, sinh nhật…” Nếu trong gia đình phương Tây xa xôi, 18 tuổi – đánh dấu giai đoạn trưởng thành và tự lập của mỗi đứa trẻ, chúng phải đi làm, kiếm tiền tự nuôi sống bản thân, thậm chí ra ở riêng cho dù bố mẹ có giàu có đến đâu. Việt Nam lại khác “tội gì phải tự lập sớm, cứ ăn bám cái đã”, bố mẹ bao cấp, cung phụng và đáp ứng mọi yêu cầu của con. Từ đó dẫn đến thái độ sống ỷ lại, lười biếng trong cả công việc lẫn tư duy, và quan trọng hơn là đánh mất cuộc sống tự lập.

Tôi viết bài này không phải để chê trách hay nói xấu, dè bỉu một ai cả; đơn giản nó chỉ là đóng góp một cái gì mới và tích cực hơn, đặc biệt là có ý nghĩa thiết thực hiện tại, nhằm thay đổi suy nghĩ, hành động con người, trong đó có chính tôi. 

Hãy thử một lần tháo bỏ đôi dép bạn vẫn đi hàng ngày, bước đôi chân trần xuống đất, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào gia đình. Tôi nghĩ dẫu có đau, có bị trầy xước đi chăng nữa thì tin chắc rằng bạn sẽ tìm ra được cách thông minh nhất để bước tiếp, hay ít nhất là cũng có được một trải nghiệm thú vị cho riêng mình. Gia đình hãy là hành trang tốt nhất để chắp cánh cho mỗi cá nhân tự tin bước vào đời, đừng là áp lực của tuổi thơ.

Phạm Hạnh
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN