Phân tầng Đại học ở Việt Nam, liệu có sát thực tiễn?

(Sóng trẻ) - Ngày 2/10, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo (GD-ĐT) vừa đưa ra dự thảo xin ý kiến góp ý về phân tầng đại học với 5 thứ hạng và 3 tiêu chí, liệu việc phân tầng đại học ở Việt Nam như dự thảo nêu trên có phù hợp thực tiễn nền giáo dục đại học nước ta hiện nay?

Mới đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành dự thảo nghị định quy định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Cụ thể, các trường ĐH sẽ được sắp xếp thứ hạng từ cao đến thấp về chất lượng đào tạo.  Bằng cách tính điểm số theo định kỳ hai năm do một tổ chức được Bộ GD-ĐT ủy nhiệm thực hiện. Việc “chấm điểm” các trường ĐH, CĐ dựa trên quy mô các trình độ đào tạo, cơ cấu và chất lượng hoạt động đào tạo - khoa học, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Theo dự thảo các trường ĐH được xếp thành 5 hạng khác nhau. Trong đó, hạng đầu và hạng chót, mỗi hạng chiếm 10%; nhiều nhất là hạng 3 với 40%, cụ thể như sau:

Hạng 1 là nhóm 10% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng cao nhất
Hạng 2 là nhóm 20% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 1
Hạng 3 là nhóm 40% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 2
Hạng 4 là nhóm 20% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 3
Hạng 5 là nhóm 10% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng thấp nhất.

Nài ra, dự thảo nghị định cũng phân tầng các trường ĐH theo ba nhóm: trường ĐH định hướng nghiên cứu, trường ĐH định hướng ứng dụng và trường ĐH thực hành.

Bàn về dự thảo này PGS. TS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi bày tỏ ý kiến: “Việc cơ quan quản lý có dự kiến phân tầng các trường ĐH là phù hợp với xu hướng thế giới đang xếp hạng các trường ĐH tiên tiến, đó là một dấu hiệu tích cực trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”

6e2773719_daihoc.jpg

Phân tầng giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay liệu có sát thực tiễn?( Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ở nhóm trường thứ nhất là trường ĐH định hướng nghiên cứu, dự thảo yêu cầu có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên giàu năng lực, có năng lực giải quyết các vấn đề khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Trường đào tạo trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sĩ không dưới 50% tổng quy mô toàn trường; số chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu chiếm hơn 60%; từ 70% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ; có từ 50% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

“Nhưng thực tế Việt Nam đang thiếu tiến sĩ thật trầm trọng. Trong số hơn 60.000 giảng viên đại học hiện nay, chỉ có khoảng 15% là có bằng tiến sĩ. Và nếu dự thảo được thi hành thì Nhà nước định nâng con số này lên 25% trong vòng 5-10 năm nữa, và đó là một mục tiêu khó đạt”- GS Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư Trường ĐH New South Wales, là chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia) cho biết.

Bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng chất lượng ĐH ở Việt Nam kém và tồn tại những hạn chế, yếu kém nguyên nhân là do phân tầng ĐH chưa rõ ràng.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: “Do phân tầng các cơ sở giáo dục đại học chưa rõ ràng nên các trường không xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể. Điều đó dẫn đến việc đào tạo theo hướng ứng dụng lại thiếu kỹ năng thực hành. Hầu hết các trường thiết kế chương trình tỉ mỉ nhưng lại thiếu trang thiết bị những kiến thức tổng quá mang tính quy luật tạo nền tảng phát  triển tư duy sáng tạo của SV”.

Rõ ràng, việc phân tầng ĐH sẽ rất “nguy hiểm” cho sự phát triển của các trường bởi: “Chúng ta đã và đang triển khai kiểm định chất lượng các trường ĐH theo bộ tiêu chí của Bộ GD-ĐT hoặc của AUN… một số trường đánh giá trong, đánh giá nài cho thấy kết quả ở mức khá khiêm tốn, nay triển khai phân tầng (dự kiến 10 năm mới xếp hạng lại - Điều 11) nghĩa là 2 hoặc 3 nhiệm kỳ của Hiệu trưởng khác nhau.

Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về xếp hạng nhà trường này? Hay cả 2-3 hiệu trưởng ấy? Còn xếp loại (dự kiến 2 năm/lần - điều 13) thì mấy cơ quan được phân công nhiệm vụ này có đủ sức đi 1 vòng các trường đánh giá hết không? Có thể là quá sức hoặc không cụ thể, chính xác mà đánh giá không chính xác thì nguy hiểm thật đấy chứ”-  PGS. TS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi trả lời phỏng vấn báo Dân Trí về dự thảo phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

Chúng ta nên tiếp tục duy trì hình thức đào tạo cũ hay phân tầng giáo dục đại học để phù hợp với xu hướng thế giới, phù hợp với sự phát triển của đất nước? Và nếu dự thảo phân tầng đại học 3 tầng 5 hạng được thực hiện thì liệu có sát với thực tiễn nền giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không?

Xin mời độc giả gửi bình luận, góc nhìn về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected].

Nguyễn Lan
Nhóm 6

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN