Giảm lãng phí điện năng bằng nâng cao ý thức giới trẻ

(Sóng Trẻ) - Chỉ vào những tháng đầu mùa khô, tình trang khô hạn dẫn tới thiếu hụt nguồn điện đã trở thành chủ đề quan tâm của toàn xã hội. Trong khi không ít địa phương như Hải Dương, Hưng Yên… đã phải cắt điện luân phiên vì lượng điện cung không đủ cầu, rất nhiều vùng đang “khát điện” thì lại có một bộ phận không nhỏ cá nhân sử dụng điện lãng phí.


Trước nguy cơ thiếu hụt điện trầm trọng trong mùa khô năm nay, tiết kiệm điện năng được coi là phương án khả thi hàng đầu được ưu tiên thực hiện. Các cơ quan điện lực đã áp dụng mọi hình thức từ tuyên truyền vận động đến tăng giá điện nhưng dường như số người có ý thức tốt cũng chỉ như “lá mùa thu”. Đáng buồn, giới trẻ, cụ thể hơn là sinh viên, lại thiếu ý thức tiết kiệm điện.

Tuyên truyền vận động  chỉ có tác dụng với những người có ý thức tốt. Tăng giá điện chỉ có tác dụng với những cá nhân bị đánh vào kinh tế khi hàng tháng phải chi trả một khoản cho tiền điện. Điều đáng nói là có một số nơi, điển hình như một số kí túc xá SV, các khu giảng đường của các trường đại học, cao đẳng,… điện được dùng gần như theo chế độ bao cấp, “số tiền đóng ngay đầu kì, không có người quản lí nên các bạn dùng thoải mái, chẳng mất gì của mình mà. Đa số mọi người đều nghĩ dùng ít hay nhiều thì cũng phải đóng số tiền như vậy nên nhiều khi có hành động lãng phí điện một cách thái quá”- N.H, Học viện BC & TT cho biết.

23173b22b_hthimage001.jpg

Không khó bắt gặp những phòng học không người 

nhưng các thiết bị điện vẫn hoạt động hết công suất

Trên giảng đường, sinh viên sau khi kết thúc giờ học vẫn hồn nhiên bước ra khỏi lớp trong khi các thiết bị điện vẫn hoạt động hết công suất hay sử dụng điện một cách “trái khoáy”: “lớp em các bạn vẫn vừa mở cửa vừa bật điều hòa”- Ngô Sơn, ĐH  KTQD. Làm một phép tính đơn giản, mỗi trường trung bình có khoảng 50 giảng đường, mỗi giảng đường có khoảng 15 thiết bị điện bao gồm cả bóng đèn, quạt các loại, máy chiếu, máy tính… Nếu khi ra về sinh viên không tắt các thiết bị điện, thì trung bình mỗi trường sẽ có 750 thiết bị lãng phí điện năng trong ít nhất 15’ cho tới khi người phụ trách phòng học tới khóa cửa và tắt điện. Không cần tính chi tiết chúng ta cũng có thể thấy một số lượng không nhỏ điện năng bị lãng phí.

Trong KTX, không khó bắt gặp những bóng điện được thắp thâu đêm, những cái quạt quay cả đêm cả ngày ngay cả khi “vườn không nhà trống”. Những máy tính online hay mở nhạc đến sáng măc dù chủ nhân đã nn giấc từ lâu. Rất nhiều bể nước tràn trề vì sinh viên ngại khóa vòi và vô số thiết bị điện được bật không  mục đích. An, báo in 28, nói: “Hiện tượng sinh viên trong KTX lãng phí điện là rất phổ biến. Nhiều bạn mở máy tính đến sáng hay vừa ngủ vừa nghe nhạc. Điện trong nhà vệ sinh còn bật cả đêm”.

Thực tế, một số lượng không ít bạn trẻ vẫn đang thờ ơ với những hành động đơn giản nhưng thiết thực nhất là tiết kiệm điện năng ngay tại những nơi mình sống và học tập , làm việc. Và hậu quả của hành động lãng phí đó chính họ cũng một phần trực tiếp phải gánh chịu. X, Học viện BC&TT cho biết: “Kí túc mình có khi mất điện mấy ngày liền vì dùng điện quá tải nên bị cháy dây điện hàng loạt”. Các ổ điện chập cháy liên tục vì điện tiêu thụ quá tải dẫn tới hiện tượng dây điện mắc như tơ nhện từ phòng nọ sang phòng kia để xin điện. Nếu sự lãng phí điện vẫn cứ tiếp tục, chắc chắn nó sẽ gây ra nhiều bất lợi và thiệt hại hơn thế nữa cho không chỉ cá nhân họ mà cho cả cộng đồng.

2318c44b9_hthimage003.jpg

Dây điện mắc dọc hành lang hay treo lơ lửng từ tầng trên xuống tầng dưới để xin điện

Phải chăng vì họ đang sống giữa lòng thủ đô nên việc cắt điện luân phiên nhằm giảm lượng điện tiêu thụ không ảnh hưởng tới sinh hoạt của họ? Phải chăng vì họ nghĩ rằng mỗi kì số tiên điện họ đóng cũng không quá 100.000đ nên không có gì đáng ngại? Phải chăng ai trong số họ cũng nghĩ tiết kiệm điện là việc của tất cả mọi người, trừ họ ra? Thiết nghĩ, thế hệ trẻ đã đến lúc phải ý thức lại để làm việc có ích cho cộng đồng, để điện không còn là giấc mơ quá xa vời của nhiều gia đình, để không còn những mùa hè mà các vùng phải hứng chịu nắng nóng vì cắt điện luân phiên.

Thanh Hương
Truyền hình K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN