Giới trẻ ngày nay quan tâm đến điều gì?
(Sóng trẻ) - Mọi người vẫn hay nói “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”, ấy là nhắc đến gánh nặng đặt lên vai thế hệ trẻ là rất lớn. Hiểu được điều này thì thế hệ trẻ sẽ biết được điều mình nên quan tâm là gì. Song thực tế lại không đơn giản như vậy…
Không khó để nắm bắt được giới trẻ đang quan tâm đến điều gì bởi tất cả đều được thể hiện rõ rệt trên facebook, mạng xã hội ảo đã dần trở thành mạng xã hội “thật”.
Nổi bật nhất gần đây là việc một cô gái đăng lên Youtube đoạn clip tỏ tình với nhân vật Kim Tan trong bộ phim truyền hình The Heirs của Hàn Quốc làm nổ ra những cuộc tranh cãi trên cộng đồng mạng. Cụm từ “Kim Tan” đã trở thành từ khóa để giới trẻ trêu đùa nhau. Hay như sự việc xuất hiện clip rapper Tằng Quốc Anh tranh cãi với CSGT sau khi bị xử phạt. Chàng rapper với biệt danh Mr.T đã trở thành tâm điểm để giới trẻ bàn tán.
Hai sự việc trên chỉ ra hai điều giới trẻ hiện nay quan tâm, ấy là tất cả những gì liên quan đến trào lưu văn hóa “nại nhập” và scandal của những người nổi tiếng.
Có nhiều ý kiến chê bai giới trẻ rằng họ đang đánh mất đi giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc để “chạy theo” những giá trị văn hóa “nại lai”. Hầu hết đó là ý kiến đánh giá của những người đi trước. Giới trẻ có lý lẽ riêng để phản biện lại, bảo vệ cho quan điểm của mình.
Phải khẳng định điều gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Song trước khi bàn luận đến tích cực và tiêu cực cần phải nhận định sự quan tâm ấy mang đến giá trị gì cho bản thân và xa hơn là cộng đồng. Nhìn nhận một cách khách quan, đa số những điều giới trẻ quan tâm hiện nay đều “nhợt nhạt”, vô giá trị. Vậy nên thời gian dành cho sự quan tâm ấy chính là thời gian bị lãng phí.
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay khi được hỏi sẽ không thể kể tên đầy đủ các nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, không biết được cơ cấu bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương,… Những điều đơn giản ấy chỉ ra rằng giới trẻ không quan tâm đến vấn đề chính trị. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến sai lầm trong quan điểm chính trị; dễ bị dụ dỗ, “dắt mũi” mà tiêu biểu như việc của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tiếp tay cho lực lượng phản động bên nài chống phá nhà nước hay tổ chức biểu tình chống Trung Quốc.
Ở nước nài, giới trẻ quan tâm lớn hơn chúng ta về vấn đề chính trị. Họ trực tiếp tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của đất nước. Nhìn về Việt Nam, tại sao phần lớn cử tri là những người đã trung niên trở lên. Phải chăng nước ta không có những người trẻ đủ tài để có thể đứng ra làm đại diện cho nhân dân?
Và cũng phải nhắc đến vấn đề giới trẻ ngày càng lười đọc sách và không quan tâm đến lịch sử nước nhà. Thật xấu hổ nếu như có một ngày bạn được một người nước nài hỏi đường đến Bảo tàng lịch sử nhưng không biết vì chưa đến đó bao giờ. Hay thậm chí nhiều sinh viên khi được hỏi cũng không biết Quốc khánh Việt Nam vào ngày tháng nào, ngày 19-12 gắn liền với sự kiện lịch sử nào,…
Giới trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những trào lưu, những xu hướng ngắn hạn. Họ “loay hoay” không tìm cho mình được “phong cách” riêng cho mình. Để rồi thời đại đã tạo ra những “phong cách” chung cho rất nhiều người. Họ “lạc” mình trong thế giới ảo mà “vụng về” trong cuộc sống hiện thực, những mối quan hệ nài đời.
Nhiều người cho rằng lỗi đó là do giáo dục. Vậy nhưng vừa qua theo kết quả khảo sát PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triền kinh tế (OECD) thì học sinh Việt Nam có thứ hạng xếp cao hơn Anh và Mỹ. Tuy nhiên thành tích này không phải lý do để ngành giáo dục vô can. Đúng theo như lời của giáo sư Văn Như Cương khi trả lời phỏng vấn của báo điện từ Infonet: “Tổ chức PISA không đánh giá toàn bộ kỹ năng mềm của học sinh, nên kết quả xếp hạng cao như vậy cũng chỉ để biết trình độ học sinh của ta so với các nước mà thôi".
Bên cạnh vấn đề về giáo dục đó còn là câu chuyện của văn hóa nước nhà. Một nền văn hóa thiếu “kháng sinh” đang phải chống chọi lại làn sóng văn hóa nại lai, trở nên mờ nhạt dần khiến cho giới trẻ thờ ơ. Điều này thật là tai hại bởi chúng ta sẽ là ai khi “khoác” lên mình “trang phục” của dân tộc khác.
Đỗ Hoài Nam
Báo mạng điện tử K32