Hàng lang pháp lý nào cho bắt nạt trên mạng?

Với sự lên ngôi của mạng xã hội – công cụ cấp quyền năng cất tiếng cho cá nhân con người dưới bộ lốt đám đông – việc bắt nạt trở nên ngày càng phổ biến. Khái niệm này đã phát triển thành công cụ huỷ hoại một con người – với sự cộng hưởng vô thức của đám đông được hình thành trên mạng. Không chịu nổi áp lực từ việc bắt nạt trên mạng, những cái chết trẻ đã và đang lần lượt xảy ra, ngay trước mắt chúng ta.

Số phận khác cho nàng ‘Jane Doe’

‘Jane Doe’ là một thuật ngữ phổ biến ở các nước Âu Mỹ, ra đời dưới thời vua Eward III, chỉ những nhân vật vô danh hoặc buộc phải giấu tên vì lý do pháp lý. Từ thế kỷ 14, nạn nhân là nữ trong các vụ án lạm dụng tình dục chính thức được dùng tên ‘Jane Doe’ tại toà trong mọi trường hợp. 

Khái quát lại, ‘Jane Doe’ nhằm để gọi nặc danh những người bị bắt nạt, bị tấn công và buộc phải giữ gìn danh tính của mình. 
Đấy là quy ước về những nàng ‘Jane Doe’ trong thế giới thực. Còn trong thế giới ảo, các ‘Jane Doe’ lại mang một số phận khác. Họ không bị tấn công ở nài đời mà là trên mạng xã hội: bị công kích cá nhân bởi lời lẽ khiếm nhã, tung hình ảnh đời tư,… Đó chỉ là số ít trong vô vàn hình thức ‘cyber bullying’ (bắt nạt bằng phương tiện số)

Dư luận những ngày qua dậy sóng trước cái chết trẻ của hai nữ nghệ sĩ Hàn Quốc. Sulli tự tử ngày 14-10. Chiều 24-11, bạn thân của cô là o Hara cũng được tìm thấy đã chết tại nhà riêng. Cả hai cô gái đều chưa đến 30 tuổi. Họ đều tìm đến cái chết với lý do đau lòng: không chịu được áp lực từ đám đông trên mạng xã hội.

418b16f1b_hara.jpg

Những kịch bản hậu quả của bắt nạt trên mạng diễn ra khắp mọi nơi. Từ người nổi tiếng đến một ai đó ‘không là ai cả’ đều có thể trở thành nạn nhân của cyber bullying. Chi Pu, cô nàng hot girl lấn sân sang âm nhạc bị cộng đồng mạng mang ra làm trò đùa không thương tiếc khi liên tục chế ảnh, chế lời bài hát và rồi thậm chí đi sâu vào cả mối quan hệ đồng giới của cô trong quá khứ. Hay T, sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và tuyên truyền từng phải điều trị trầm cảm 4 năm vì những lời lẽ xúc phạm trên mạng xã hội của bạn bè.

Vấn đề của những nàng Jane Doe thời đại số khác hẳn với các nạn nhân bị tấn công ở nài đời: ở nài đời, họ được phép ẩn danh trước toà án, chính quyền hoặc trên báo chí. Còn trên mạng, khi một vụ tấn công diễn ra, danh tính của họ sẽ được phơi bày hoàn toàn trước đám đông không được kiểm soát. Đó là hệ quả từ  sự phân hoá thông tin nhanh chóng và thiếu sự quản lý trong thế giới số.

Như vậy, có thể nói, những Jane Doe ngày nay sống một đời sống tinh thần bi kịch hơn: họ không còn quyền ẩn danh. Đấy chính là lý do khiến họ trở thành nạn nhân của một cuộc hành hạ tâm lý lâu dài dẫn đến trầm cảm và thậm chí là tự sát. 

Ranh giới nào cho tự do ngôn luận và cyber bullying?

Hầu hết những người tham gia bắt nạt trên mạng xã hội đều nguỵ biện cho hành vi của mình rằng đó là quyền tự do ngôn luận, trang cá nhân là của họ, vì vậy họ nghiễm nhiên có thể đăng tải bất kỳ thứ gì mình muốn.

Tuy nhiên, nhận định này cần được xem xét lại , bởi vì theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR) của Liên Hợp Quốc (Việt Nam tham gia năm 1982) thì Quyền tự do ngôn luận vẫn phải tuân theo các hạn chế nhất định, một trong các hạn chế đó là "tôn trọng quyền và danh dự của người khác". 

Quyền tự do của một cá nhân nên được đặt trong sự tôn trọng những cá nhân khác trong cộng đồng mình đang sống. Khi quyền và lợi ích của người khác bị xâm hại bởi những bài viết và thông tin đó, pháp luật sẽ có các quy định và chế tài để bảo vệ quyền lợi của cá nhân và sự phát triển của xã hội, cũng như trừng trị, răn đe những hành vi lạm dụng như trên.

Ở Úc, nơi mà quyền tự do ngôn luận được xem là quyền cơ bản của con người và cần thiết được bảo vệ bởi nhà nước, quyền này sẽ được thực thi trong những khuôn khổ và giới hạn được qui định trong luật pháp và với điều kiện là những giới hạn này thực sự cần thiết cho việc tôn trọng quyền và danh tiếng của người khác, trật tự công, sức khỏe cộng đồng và đạo đức.

Anh Đinh Minh Đức (điều phối viên dự án bảo vệ nhân quyền, viện Isee) chia sẻ: ‘Tự do ngôn luận cho phép bạn được nêu ý kiến cá nhân của mình. Nhưng nếu lời nói đó kích động gây tôn hải đến danh dự người khác thì khi đó, lời nói của bạn đã trở thành lời công kích cá nhân. Điều này thường hay xảy ra trong các cuộc tranh luận, khi người ta đuối lý lẽ thường hay chuyển sang nguỵ biện công kích cá nhân bằng các phương diện như gia cảnh, nại hình, địa vị xã hội,…’

Cùng quan điểm, anh Phan Việt (nhà nghiên cứu hành vi người dùng Internet) cho biết thêm: ‘Tự do ngôn luận khác Cyber Bullying dễ nhất để phân biệt ở mục đích nói. Tự do ngôn luận có mục đích nói lên suy nghĩ cá nhân, còn cyber bully có mục đích làm tổn hại tinh thần tới đối phương’

Hàng lang pháp lý nào cho bắt nạt trên mạng?

Tại Mỹ, Jessica Logan, một nữ sinh 18 tuổi tại Trung học Sycamore, đã gửi ảnh khỏa thân của mình cho bạn trai. Tuy nhiên, hình ảnh này đã được gửi đi cho các học sinh trong ít nhất 7 trường trung học tại khu vực Cincinnati sau khi cả hai chia tay, theo như tờ Cincinnati Enquirer viết. Những hình ảnh, lời bình phẩm còn tiếp tục thông qua facebook, myspace và tin nhắn. Jessica đã treo cổ tự tử.

Sau đó, vào tháng 2-2012, Thống đốc bang Ohio John Kasich ký thông qua dự thảo 116 (House Bill 116), còn được gọi là đạo luật Jessica Logan, thành luật. Luật này mở rộng phạm vi áp dụng của “anti-bullying law” (tạm dịch là luật chống bắt nạt, uy hiếp) trong việc bắt nạt quấy rối trên phương tiện kĩ thuật số, điện tử điện thoại mạng xã hội, và mở rộng các chính sách chống các hành vi quấy rối.

Một trường hợp khác tại New Zealand, sau vụ một nhóm nam thanh niên sử dụng Facebook để đăng thông tin việc các thành viên của nhóm này “bỏ thuốc” các cô gái dưới tuổi vị thành niên rồi cưỡng dâm họ. Để đối phó với các hành vi này, Quốc hội New Zealand đã ban hành một đạo luật (có tên là The Harmful Digital Communications Bill) ngăn cấm việc các nhân, tổ chức có hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác.

Vậy, vấn đề đặt ra là, pháp luật của Việt Nam đã theo kịp thế giới đến mức nào trong việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức khỏi việc bị xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín do các hành vi lợi dụng mạng xã hội?

Quan trọng hơn, trước khi có bộ luật đầy đủ để bảo vệ người dùng xã hội, chúng ta nên chuẩn bị những gì để đối phó với các hành vi cyber bullying?

Anh Kỳ Nam, một facebooker từng bị bắt nạt trên mạng xã hội chia sẻ suy nghĩ: “khi bị rắn độc cắn, việc đầu tiên cần làm không phải là cắn lại con rắn mà là rút nọc độc ra". 
Con rắn chỉ mất 1 giây để cắn, một người xa lạ chỉ mất 30 giây để gõ ra một câu sát thương nhưng bạn phải mất có khi vài ngày tới hàng tháng chỉ để không còn bị ám ảnh bởi những lời nói đó. 
Vậy nên, đừng tạo điều kiện cho nọc độc chạm tới mình. Cũng đừng để bị nó dắt mũi.”

Nếu là bạn, nếu một ngày bạn bị bắt nạt trên mạng xã hội, bạn sẽ làm gì? Liệu bạn sẽ nhớ tới bài học của con rắn độc chứ?
Nội dung box.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN