Hành trình trở về tuổi thơ trên chuyến tàu không người soát vé
(Sóng Trẻ) - “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là sự chiêm nghiệm sâu sắc của một thế hệ đi trước về những tâm tư, ước vọng của tuổi thơ, là cái nhìn ngộ nghĩnh mà khéo léo, sâu sắc của Nguyễn Nhật Ánh về quá khứ, về kỉ niệm.
Mười hai chương là mười hai câu chuyện độc đáo của tuổi thơ với biết bao trò nghịch ngợm, quậy phá. Tuổi thơ đã qua là những ngày nhí nhố cùng bạn bè, là những ngày nhận thấy cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt. Cái tẻ nhạt trong suy nghĩ của đứa bé tám tuổi là không được làm theo ý thích của bản thân, ngậm ngùi cắp sách tới trường một cách cứng nhắc.
Sâu sắc mà thấm thía, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như một dòng chảy dạt dào của kỉ niệm, từ cái ngày thằng cu Mùi chỉ mới là một đứa bé tám tuổi, nhìn cuộc đời u ám với những chán nản của việc học tập, rồi nghĩ ra bao nhiêu trò nghich ngợm, nào đặt tên cho thế giới, nào hẹn hò, nào kể tội bố mẹ, nào xây dựng trang trại chó hoang. Tất cả là sự mới mẻ và thú vị trong tiềm thức của một đứa bé thích khám phá, ưa tìm tòi.
Những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh được kể lại với giọng văn hóm hỉnh, tinh nghịch của tuổi trẻ, cùng với đó là sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về thế giới trẻ thơ, để những câu chuyện tuổi thơ mang dáng dấp của sự hài hước, nông nổi và vui nhộn.
Ấy vậy mà “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là câu chuyện nói thay suy nghĩ của trẻ thơ. Xuất phát từ cái nhìn của một nhà văn đã trưởng thành và đã từng trải nghiệm thế sự, truyện mang đến những dấu ấn của sự chiêm nghiệm, một tiếng nói hoài niệm của một thế hệ về thời tuổi xanh với những ngây ngô và vụng dại rằng: quá khứ không phải là những gì đã trôi tuột khỏi tay ta theo thời gian mà là những mảnh ghép kí ức còn đó để sau mỗi phút yếu lòng ta lại được nâng đỡ bởi sự hồn nhiên và trong trẻo của nỗi niềm tuổi thơ.
Đúng như nhà văn đã viết trong lời tựa của câu chuyện: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em, tôi viết cuốn sách này cho những ai đã từng là trẻ em”. Và có lẽ chỉ những người đã từng đi qua tuổi thơ, hoài niệm về tuổi thơ với những ước vọng mới có thể cảm nhận sâu sắc những triết lý mà nhà văn muốn gửi gắm, mới tìm lại được chính mình sau những hờ hững, vô tâm của cuộc sống mưu sinh vất vả, mới thấy cần một tấm vé trở về tuổi thơ bình yên, hạnh phúc nơi xóm làng quen thuộc. Nhưng tiếc rằng vé không luân hồi, cứ đi và đi mãi mà không một lần đưa người trở lại tuổi thơ.
Câu chuyện khép lại khi những kí ức tuổi thơ của nhà văn được xuất bản, những vụn vặt, ngây thơ trong kí ức của thằng cu Mùi ngày ấy giờ đây trở thành tấm vé đặc biệt cho bao người trở về tuổi thơ trên chuyến tàu không cần người soát vé, trở về một chốn quê bình yên và thanh tịnh như lòng đứa trẻ thơ những ngày còn vụng dại.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong câu chuyện trở về tuổi thơ của mình đã từng viết rất hay rằng: “thỉnh thoảng tắm mình trên dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kì”. Và bằng tấm vé hồi ức của mình, ông đã kịp lên chuyến tàu đặc biệt của tuổi thơ để trở về thành phố của ngày xưa đầy bụi bặm mà ấm áp tình người.
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là tấm vé chung cho những ai muốn về với những ngày xưa vô tư lự mà bối rối vì bế tắc. Câu chuyện đưa ta sống lại cùng những hoài niệm của kí ức để trân trọng hơn một tuổi thơ êm đẹp. Dù cho có thiếu thốn, dù cho quá khứ một thời người ta có chối bỏ thì sau những bon chen, toan tính tuổi thơ êm đềm vẫn là khát vọng xa xôi của những trái tim hoài cổ.
Mười hai chương là mười hai câu chuyện độc đáo của tuổi thơ với biết bao trò nghịch ngợm, quậy phá. Tuổi thơ đã qua là những ngày nhí nhố cùng bạn bè, là những ngày nhận thấy cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt. Cái tẻ nhạt trong suy nghĩ của đứa bé tám tuổi là không được làm theo ý thích của bản thân, ngậm ngùi cắp sách tới trường một cách cứng nhắc.
Sâu sắc mà thấm thía, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như một dòng chảy dạt dào của kỉ niệm, từ cái ngày thằng cu Mùi chỉ mới là một đứa bé tám tuổi, nhìn cuộc đời u ám với những chán nản của việc học tập, rồi nghĩ ra bao nhiêu trò nghich ngợm, nào đặt tên cho thế giới, nào hẹn hò, nào kể tội bố mẹ, nào xây dựng trang trại chó hoang. Tất cả là sự mới mẻ và thú vị trong tiềm thức của một đứa bé thích khám phá, ưa tìm tòi.
Những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh được kể lại với giọng văn hóm hỉnh, tinh nghịch của tuổi trẻ, cùng với đó là sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về thế giới trẻ thơ, để những câu chuyện tuổi thơ mang dáng dấp của sự hài hước, nông nổi và vui nhộn.
Ấy vậy mà “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là câu chuyện nói thay suy nghĩ của trẻ thơ. Xuất phát từ cái nhìn của một nhà văn đã trưởng thành và đã từng trải nghiệm thế sự, truyện mang đến những dấu ấn của sự chiêm nghiệm, một tiếng nói hoài niệm của một thế hệ về thời tuổi xanh với những ngây ngô và vụng dại rằng: quá khứ không phải là những gì đã trôi tuột khỏi tay ta theo thời gian mà là những mảnh ghép kí ức còn đó để sau mỗi phút yếu lòng ta lại được nâng đỡ bởi sự hồn nhiên và trong trẻo của nỗi niềm tuổi thơ.
Đúng như nhà văn đã viết trong lời tựa của câu chuyện: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em, tôi viết cuốn sách này cho những ai đã từng là trẻ em”. Và có lẽ chỉ những người đã từng đi qua tuổi thơ, hoài niệm về tuổi thơ với những ước vọng mới có thể cảm nhận sâu sắc những triết lý mà nhà văn muốn gửi gắm, mới tìm lại được chính mình sau những hờ hững, vô tâm của cuộc sống mưu sinh vất vả, mới thấy cần một tấm vé trở về tuổi thơ bình yên, hạnh phúc nơi xóm làng quen thuộc. Nhưng tiếc rằng vé không luân hồi, cứ đi và đi mãi mà không một lần đưa người trở lại tuổi thơ.
Câu chuyện khép lại khi những kí ức tuổi thơ của nhà văn được xuất bản, những vụn vặt, ngây thơ trong kí ức của thằng cu Mùi ngày ấy giờ đây trở thành tấm vé đặc biệt cho bao người trở về tuổi thơ trên chuyến tàu không cần người soát vé, trở về một chốn quê bình yên và thanh tịnh như lòng đứa trẻ thơ những ngày còn vụng dại.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong câu chuyện trở về tuổi thơ của mình đã từng viết rất hay rằng: “thỉnh thoảng tắm mình trên dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kì”. Và bằng tấm vé hồi ức của mình, ông đã kịp lên chuyến tàu đặc biệt của tuổi thơ để trở về thành phố của ngày xưa đầy bụi bặm mà ấm áp tình người.
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là tấm vé chung cho những ai muốn về với những ngày xưa vô tư lự mà bối rối vì bế tắc. Câu chuyện đưa ta sống lại cùng những hoài niệm của kí ức để trân trọng hơn một tuổi thơ êm đẹp. Dù cho có thiếu thốn, dù cho quá khứ một thời người ta có chối bỏ thì sau những bon chen, toan tính tuổi thơ êm đềm vẫn là khát vọng xa xôi của những trái tim hoài cổ.
Cao Huyền
Lớp Báo mạng điện tử K32
Lớp Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận