Hãy tôn trọng học trò, chúng ta sẽ được nhiều hơn thế

(Sóng trẻ) - Ngày nay, mối quan hệ thầy trò ngày càng có nhiều biến tướng, xa rời chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục. Truyền thông đã bình, đã bàn rất nhiều về vấn đề này nhưng hôm nay, chúng tôi xin đăng lại bài viết của một người trong cuộc, một người đang từng ngày gắn bó với nghê phấn trắng bảng đen để giúp mọi người hiểu thêm những vất vả của nghề giáo và thái độ của người thầy trong mối quan hệ thầy trò vốn rất thiêng liêng.

Năm 2011, tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi bạn bè vẫn còn chạy vạy khắp nơi nộp hồ sơ xin việc nhằm kiếm tìm một ngôi trường công lập để dạy học, tôi lại nộp hồ sơ và xin vào làm giáo viên quản nhiệm tại một trường tư thục tên Q.T ở quận 6, Tp. Hồ Chí Minh. Lúc ấy, lý do đơn giản tôi nghĩ đến là tiền lương.

Trong gần tôi làm việc ở đây, ngôi trường này, cụ thể là học sinh trong ngôi trường này đã dạy cho tôi biết quá nhiều điều. Những điều mà theo tôi chắc chắn không thể thấy và học được trên giảng đường đại học và tất nhiên không tiền lương nào mua nổi những giá trị đó.

Được phân công làm giáo viên quản nhiệm lớp 11 và ở trong trường 24/24 giờ để quản lý sinh hoạt của học sinh nội trú. Với kinh nghiệm của một sinh viên mới ra trường, trẻ tuổi, dễ bốc đồng, thiếu kinh nghiệm… có những lúc tôi tưởng chừng như mình đã không thể kiềm chế được xảm xúc của chính mình. Đơn giản vì cách cư xử của những cô chiêu, cậu ấm được gửi vào ngôi trường này luôn vượt quá xa sự cho phép về tính phép tắc, lễ nghi mà chúng ta thường thấy ở trường công lập. Thậm chí, nơi đây còn là nơi giáo dục của cả những em học sinh mà gia đình hoàn toàn không có điều kiện đi học, nhưng vì phụ huynh chẳng biết đưa đi đâu học nữa nên phải đưa vào đây. 


e5bc60cb0_thay.jpg

Dạy học ở những trường tư thục đòi hỏi nhiều hơn ở người thầy lòng kiên nhẫn và khả năng chịu đựng

Việc đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, kìm nén cơn tức giận luôn lặp đi lặp lại từ khi học trò mở mắt tới khi học trò đi ngủ đã thành chuyện “kinh niên”.

Sự thiếu giáo dục của gia đình đã “đẩy” các em vào đây, và đây chính là hệ quả mà giáo viên và nhà trường phải gánh lấy thay cho cha mẹ các em. Tất cả chúng ta vẫn hay nghĩ rằng: Trường tư thục là nơi nhận những học sinh mà không nơi nào dám nhận.Chuyện học sinh trong trường hù họa giáo viên là chuyện rất chi là…. bình thường.

Có lần, do mâu thuẫn với giáo viên, một số em học sinh trong trường đã âm thầm gửi một hộp giấy được gói kỹ vào phòng bảo vệ trường, trên hộp có dán tờ giấy ghi: “gửi thầy Thái”.

Khi hộp giấy được đưa tới thầy Thái (một thầy quản nhiệm trong trường) mở ra thì tôi mới tá hỏa khi nhìn thấy một con dao thái lan mới toanh, kèm tờ giấy ghi mấy chữ nguệch nạc: “Mày là thầy Thái phải không, mày cẩn thận mạng của mày”. Và trước đó, chính thầy này cũng đã bị các em trong phòng nội trú chọi trứng lúc nữa đêm, hay là xịt tương ớt vào giày, lấy dao rọc chi chít yên xe... buộc thầy ấy phải chuyển cả phòng nội trú ra ở riêng một phòng khác.


e5bc60cb0_hoc.jpg

Nghề giáo chưa bao giờ đơn thuần là việc dạy chữ nghĩa mà luôn có trách nhiệm xây dựng nên nhân cách con người, kể cả những người tưởng như đã "bất trị"

Trong lớp tôi chủ nhiệm có 2 em học trò nữ tên T và Tr, đây chính là 2 em đã được cha mẹ xin nhà trường đừng đuổi lần thứ….4 khi họ đã quỳ xuống xin ban giám hiệu nhà trường cho các em tiếp tục việc học.

Hai trò nữ này được các học sinh trong trường gọi là “Chị” vì họ nổi tiếng quậy phá nhất trường, sẵn sàng bợp tai dằn mặt bất kỳ ai dám láo với “Chị”. Cả 2 trò nữ này nhà đều ở miền Tây, do bố mẹ làm ăn buôn bán không có thời gian chăm sóc nên đã đưa vào đây cho học và nhờ nhà trường quản lý.

Một ngày kia, đang trong giờ học, khi thời gian còn nữa tiếng nữa là kết thúc buổi học sáng cuối tuần, cha mẹ từ quê lên đón các em về, 2 em này tự động đứng dậy và mang ba lô ra khỏi lớp mà không hề xin phép giáo viên, mặc dù có cả tôi và giáo viên đang dạy trong lớp. 

Khi tôi tôi hỏi sao các em lại về thì nhận được câu trả lời ngắn gọn: “Tôi thích về”. 
Tôi liền nói: Các em không được về, còn nữa tiếng nữa mới hết giờ!
Các em tiếp tục im lặng, tỏ vẻ không thèm để ý lời tôi và tiếp tục bước đi khệnh khạng, tỏ vẻ thách thức.

Trong giây phút ấy, tôi nhận biết rõ ràng người tôi bắt đầu nóng lên, tuy nhiên, bản năng và chút ít kinh nghiệm đã mách bảo tôi rằng: Hãy hết sức bình tĩnh, hết sức bình tĩnh.

Dằn hết hơi, lấy bình tĩnh và tôi gọi các em với thái độ nhẹ nhàng: T, Tr, các em khoan đi đã !
Không biết thế nào, sau tiếng gọi của tôi thì các em đã đứng lại và quay mặt lại phía tôi.

“Hai đứa lại đây thầy nói chuyện tý” – Tôi giọng nhẹ nhàng và gương mặt tỏ vẻ nghiêm khắc:
“Nghe thầy nói, từ khi thầy vô đây quản nhiệm mấy đứa, có khi nào thầy đã có hành động nào xúc phạm hoặc làm tổn thương mấy đứa chưa”.
 “Mấy đứa biết sao không, đó là vì thầy rất tôn trọng mấy đứa, có hiểu không” – tôi nói và cảm nhận, quan sát sự lắng nghe của 2 em này.
“Thế thì thế này, bố mẹ mấy đứa đã tới rồi, giờ học chưa hết, nếu mấy đứa có tôn trọng thầy, tôn trọng lớp thì bây giờ hãy tiếp tục vô lớp, đó là tôn trọng kỷ luật, và thầy sẽ xuống ngồi với bố mẹ tới khi mấy đứa ra về, có được không” – tôi vẫn nói bằng tâm gan của mình với các em.

“Vô mày”- sau một hồi im lặng, một trong hai em đã nói với em kia, và cả 2 cùng vào trở lại lớp học.
Nhìn các em vào lớp, tôi đã không tin vào mắt mình nữa, tôi vừa làm một việc gì thế này, sao tôi lại rất vui?

Từ sau câu chuyện đó, thực sự trong thâm tâm tôi chưa bao giờ thấy vui như vậy! Tôi đi dạy kèm từ khi năm nhất Đại học, chưa khi nào tôi cảm thấy thành công như thế. Ít nhất là về góc độ giáo dục các em làm một người học trò có nhân cách và biết suy nghĩ.

Đây chỉ là một vấn đề trong vô số vấn đề khi tôi phải “đối mặt” trong môi trường làm việc của một trường tư thục. Cho tới bây giờ, khi chuyển công tác về quê, dù chưa lập gia đình, nhưng tôi vẫn luôn luôn tâm niệm suy nghĩ và thái độ giáo dục này trong việc giáo dục các cháu của tôi.

Đây chính là kinh nghiệm của bản thân tôi, với học trò của chúng ta, chúng ta hãy tôn trọng các em, chúng ta sẽ được nhiều hơn thế.

Nguyễn Quốc Minh
TP.Biên Hòa - Đồng Nai

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN