Hệ lụy đáng buồn từ hội chứng đám đông

(Sóng Trẻ) - Xã hội đang ngày càng phát triển, tuy nhiên có vẻ như nền văn hóa đang không thể theo kịp tốc độ vũ bão ấy. Nhiều hệ lụy đáng buồn đã nảy sinh và một trong số đó là “­­­­­­­hội chứng đám đông”.

“Hội chứng đám đông” là cụm từ chỉ việc con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, chạy theo số đông, hành động một cách mù quáng. Ai cũng nghĩ rằng: sự việc chắc hẳn là đúng nên nhiều người mới chọn làm, nhưng thực tế đã chứng minh, số đông không phải lúc nào cũng đúng.

Ví dụ đơn giản như trong gameshow “Ai là triệu phú?”, có không ít chương trình mà đến hơn 50% khán giả đã chọn đáp án sai khi trợ giúp cho người chơi. Hay một trường hợp khác là hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng và bán vàng khi giá giảm. Cứ thấy thiên hạ “sốt” cái gì là mọi người lại hùa theo, không phân tích “sốt thật” hay “sốt ảo”, dẫn đến tình trạng thị trường khan kiếm, đẩy giá lên cao, cách biệt quá lớn với giá thế giới. Đó là những hậu quả về vật chất do hội chứng đám đông gây ra, nhưng chưa dừng lại ở đó, hội chứng đám đông còn có thể giết chết con người.

Năm 1994, phóng viên người Sudan, Kevin Carter đã chụp bức ảnh “Kền kền đợi chờ” ghi lại hình ảnh một bé gái sắp chết đói, đang cố bò về phía trại cứu đói của Liên Hiệp Quốc và một con kền kền đứng đằng sau, chờ em chết để ăn thịt. Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer, giải thưởng cao quý nhất dành cho nhiếp ảnh gia vì ý nghĩa nhân văn cao cả, giúp cho thế giới biết tới nạn đói khủng khiếp ở Châu Phi, mở đầu cho nhiều chương trinh trợ cấp lương thực tới địa lục đen.

Tuy nhiên, có hàng nghìn người cũng chỉ trích Carter quá vô cảm, chỉ biết tác nghiệp mà không cứu em bé đáng thương kia. Và hàng trăm tờ báo lên tiếng chửi ra anh “chỉ là một con vật, một con kền kền thứ hai trong bối cảnh tàn bạo ấy”. Tấm hình xuất sắc đã cứu mạng sống của bao người, duy chỉ không cứu được chính anh. Ba năm sau, Carter đã tự sát vì những áp lực xã hội khủng khiếp, hay cũng chính là chết vì hội chứng đám đông.

Đó là nguyên nhân chính gây ra hội chứng đám đông. Rất nhiều người không chịu suy nghĩ đúng sai, phân tích thật giả mà chỉ bắt chước biến mình thành bản sao của người khác. Có thể, đứng trong số đông người ta cảm thấy được bảo vệ, ngược lại nếu đứng một mình, họ thấy không an toàn.

Ngày nay, Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Với tốc độ truyền tin nhanh đến chóng mặt, Internet kết nối con người cực kì hiệu quả, truyền tin tới khắp nơi trên thế giới. Điều ấy tạo ra sự cộng hưởng, ủng hộ mạnh mẽ hay tẩy chay dữ dội từ rất nhiều người, và đó cũng chính là nền tảng của hội chứng đám đông.

Có lẽ Rebecca Black, một cô bé 15 tuổi, chẳng bao giờ nghĩ mình có thể nổi tiếng đến thế với video ca nhạc “Friday”, tệ hại từ giọng hát tới phần lời. Hầu như chẳng ai quan tâm tới nó cho tới ngày một ca sỹ danh giá viết dòng comment chê bai nó trên trang mạng cá nhân. Người người đổ xô vào youtube để nghe ca khúc, để thấy nó dở đến mức nào.

Vào ngày 29 tháng 3, 2011, nó vượt qua "Baby" của Justin Bieber trở thành video có nhiều người ghét nhất trên YouTube video, với 1,19 triệu lượt bình chọn tiêu cực. Không dừng lại, Black còn được mời tới tham dự nhiều bữa tiệc, biểu diễn ở nhiều nước, thậm chí cả kí tên cho fan hâm mộ. Điều này cũng xảy ra với những thảm họa âm nhạc của Việt Nam: càng dở thì càng hot. Thật khó tin!

Ranh giới giữa hợp tác và hành động theo số đông rất mong manh. Trước những biến động liên tục, mỗi cá nhân cần có một quan điểm đúng đắn, giữ vững lập trường, bản lĩnh, cương trực. Đừng vì sự tò mò mà vô tình tiếp tay cho hội chứng đám đông.Trong thư gửi hiệu trưởng trường nơi con trai mình đang học, tổng thống Mỹ Abraha Lincoln đã viết: “Xin hãy dạy cho cháu nảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.” Âu đó cũng chính là bài học đạo đức quý giá dành cho mỗi người.

Đặng Thị Hương
Lớp báo mạng điện tử K31
Học viện báo chí và tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN