"Khám lớn Sài Gòn": Lưu giữ "mảnh nhỏ" Lịch sử dù đau xót

(Sóng trẻ) - “Khám lớn Sài Gòn” không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Vương Hồng Sển nhưng lại là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong cuộc đời vị học giả tài hoa này. Ông chỉ kịp hoàn thành tác phẩm cuối cùng của mình – “Khám lớn Sài Gòn” vài tháng trước khi qua đời.

Người quan tâm đến văn hóa và lịch sử miền Nam thế kỷ XX, ắt hẳn sẽ không thể không biết Vương Hồng Sển, một nhà văn hóa, học giả miền Nam, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là một trong những người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam, là nhân chứng của những biến đổi lịch sử thế kỷ XX và rất được kính trọng trong giới sử học và đặc biệt là khảo cổ nước nhà. 

Ông là tác giả của những tác phẩm không thể thiếu trong tủ sách của những người muốn tìm hiểu về miền Nam và đặc biệt là Sài Thành như: Sài Gòn năm xưa, Phong lưu cũ mới, Tự vị Tiếng Việt miền Nam,… Phần lớn những tác phẩm của ông là ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe. Ông rút tỉa, cắt gọt khéo léo từ những tài liệu mà mình thu thập được để viết dưới dạng hồi ký. “Khám lớn Sài Gòn” cũng được triển khai như thế.

Maison Centrale de Sain – Nhà tù lớn nhất Nam Kỳ thời Pháp thuộc, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Khám lớn Sài Gòn. Đây là nơi đã giam cầm biết bao nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập,… Và cũng chính tại nơi đây, người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã ngã xuống dưới lưỡi đao của máy chém Guillotine ghê rợn.

Vào năm 1953, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (quyết định của Nguyễn Văn Lâm) cho phá hủy Khám lớn Sài Gòn để xây Trường Đại học Văn khoa. Học giả họ Vương đã xin phép vào Khám để chứng kiến khung cảnh nó bị dân phu phá hủy. Giữa cảnh đập phá ồn ào, ít ai để rằng có một người đàn ông trung niên gầy gò đang lật từng viên gạch, soi mỗi mảng tường xà lim. Ông cố công muốn lưu giữ những mảnh nhỏ của lịch sử Sài Gòn.

c749bb0a6_hinh0902_copy.jpg
Cuốn sách cụ Vương chỉ kịp hoàn thành vài tháng trước khi qua đời

Ông giữ được 40 bức ảnh, do người bạn Nguyễn Văn Khương chụp hộ. Sau đó, ông nhờ hai học giả là Thái Bạch và Bùi Đức Thịnh nhưng cả hai người này đều trả lại do không mấy mặn mà. Và thế là gần nửa thế kỷ sau Vương Hồng Sển quyết định viết lại lịch sử sự phá hủy Khám lớn Sài Gòn bằng cách bình luận 40 bức ảnh (Nội dung chương 1 của cuốn sách).

Bên cạnh đó, cụ Vương còn chụp được những bài thơ ghi trên các gian của vách Khám, lưu giữ được một số thực đơn ăn uống của tù nhân trong Khám và một số bài báo bằng tiếng Pháp được viết vào năm 1929 và 1930 (Chương 2). Nội dung chủ yếu của những bài thơ được viết trên vách Khám là tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc như:

Nơi đây bao sắc hoa rào kín
Nơi đây bao nhựa sống giam cầm
Bốn vách tường giữ chặt chí hiên ngang
Đôi còng sắt khóa răng lòng yêu nước
Xử tử ta, việc ấy mi làm được
Cuộc tái xâm đừng ao ước thành công
Một kiếp sống hèn ta chẳng ước mong
Tim chỉ rạo rực cờ hồng phấp phới
                                        (Bài thơ được viết trên Khám số 13)

Người đọc “Khám lớn Sài Gòn”, ắt sẽ có chung cảm nhận, Vương Hồng Sến viết lan man, nhiều chỗ nhắc đi nhắc lại. Người vừa đọc tiểu thuyết lãng mạn mà sang đọc những văn phong của Vương Hồng Sến nhiều khi còn cảm thấy bực mình không chịu được. Nhưng phong cách viết đó mới là chất riêng của nhà văn hóa họ Vương. Không cầu kỳ câu chữ, viết như không viết, đặc biệt rất hạn chế dùng từ Hán Việt và phần lớn sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của cư dân miền Nam.

Đúng như những nhận xét trong “Sổ tay người chơi cổ nạn” về cách hành văn của Vương Hồng Sển: “Giọng tuy nói cà rỡn, nửa đùa, nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tính lập nghiêm chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọ cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu”

Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN