Khám phá các làng nghề truyền thống Hà Nội (Kỳ 2)


(Sóng Trẻ) - Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống.  Mỗi làng nghề đều mang những nét đẹp văn hóa khác nhau, biểu tượng cho sự khéo léo, tinh thần sáng tạo, lao động cần cù, mang đậm tính nhân văn và dân tộc.
 
Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Làng lụa Hà Đông hay chính là làng lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa.

Làng lụa Vạn Phúc có tiếng từ thời Lý. Thậm chí dưới triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc còn được chọn để may Quốc phục. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1983), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương, được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia…

c4ee87783_anh_1.jpg
Lụa Vạn Phúc được nhiều du khách nước nài ưa chuộng

Hoa văn trang trí trên vải lụa tuy rất đa dạng với các mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý… song vẫn luôn tuân theo những thủ pháp nghệ thuật truyền thống như trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà phóng khoáng, dứt khoát. Chất lụa vô cùng mềm mại, được chăm chuốt trên từng sợi chỉ, thớ vải, mặc ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Làng lụa Vạn Phúc ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, hình thành 3 dãy phố lụa với trên 100 gian hàng bày bán các mặt hàng tơ lụa chất lượng cao, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế.

Làng nghề nón chuông

Làng chuông còn gọi là làng Phương Trung, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội, ngôi làng nổi tiếng với nghề làm nón lá đã hơn 3 thế kỷ qua. 

Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón như:  nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai. Nón lá làng Chuông luôn đi liền với trang phục truyền thống, thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam và nét đẹp trong văn hóa của truyền thống dân tộc.

c4ee87783_anh_2.jpg
Người làng Chuông vẫn đang giữ gìn nghề truyền thống – nét đẹp của văn hóa dân tộc

Lá nón thường được lấy từ cây họ nhà cọ ở vùng núi non Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Nón có 16 vòng, vòng nài to nhất, rộng nhất, các hàng sau nhỏ dần theo khuôn nón. Cầm nón lên phải thấy mỏng mà nhẹ thì mới là nón đẹp làng Chuông.

Ngày nay cùng với xu thế cách tân trang phục truyền thống, chiếc nón lá cũng được đa dạng hóa trên thị trường. Bất cứ du khách nào đến Việt Nam đều yêu thích chiếc nón. Chính vì vậy, người làng Chuông làm ra những chiếc nón đủ kích cõ, phục vụ nhu cầu khắp mọi miền.

Làng nghề nặn tò he Xuân La

Cách Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc, làng Xuân La (thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là làng nghề truyền thồng nặn tò he có từ rất lâu đời.

Tò he là một tác phẩm nghệ thuật thủ công, được nặn từ bột gạo nếp, mà gạo nếp phải dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn.  Kết hợp với màu đặc biệt từ cây củ, hoa quả tự nhiên để trẻ con ăn tò he không bị ngộ độc. Đó là màu vàng từ củ nghệ, màu vàng đậm từ quả chanh, màu đỏ từ gấc chín… Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống, những bông hoa, hay những chàng Thạch Sanh dũng cảm, Tôn Ngộ Không thiên biến vạn hóa.

c4ee87783_anh_3.jpg
 Tò he – một nét văn hóa độc đáo của người Việt

Đã có lúc tưởng chừng tò he bị lãng quên trước sự phát triển của đồ chơi hiện đại. Nhưng cuối cùng tò he vẫn giữ được những giá trị đích thực trong tâm hồn người Việt.  Đó là thành quả lao động không ngừng của các thể hệ cha ông ta được tích lũy hàng trăm năm về trước. Người dân Xuân La đã, đang lưu giữ, kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Đỗ Thị Vân Hiền
Phát Thanh K31
Ảnh: Internet


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN